Quỹ đầu tư là quỹ huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các loại tài sản theo mục tiêu được xác định như cổ phiếu, trái phiếu hay các loại tài sản khác. Khi đầu tư vào quỹ, bạn không cần mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường mà chỉ cần tìm hiểu chiến lược đầu tư của quỹ nào phù hợp và có lợi nhuận tốt.
Quỹ đầu tư của VCB (Ngân hàng Ngoại thương)
Hiện nay Vietcombank đang có 2 loại quỹ: Quỹ chứng khoán và quỹ mở, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình.
Quỹ được thành lập từ năm 2005, trải qua gần 2 thập kỷ, quỹ đã thực hiện nhiều dự án lớn, được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao.
Quỹ DCVEIL của Dragon Capital
Quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chính của SGD chứng khoán Luân Đôn và có giá trị tài sản ròng lên đến 530.62 triệu USD. Tại Việt Nam, quỹ tồn tại với hình thức quỹ đóng, tập trung vào công nghệ sạch và bất động sản.
- Công ty TNHH đầu tư doanh nghiệp Việt Nam
IV. Cách thức hoạt động của các quỹ đầu tư
Hoạt động của quỹ đầu tư được vận hành theo cách thức như sau:
Thứ nhất, huy động vốn: Công ty quản lý quỹ phát hành chứng chỉ quỹ, các nhà đầu tư sẽ mua lại CCQ này.
Thứ hai, đầu tư: Sau khi đã huy động được một số vốn nhất định, các công ty quỹ tiến hành đầu tư vào nhiều hạng mục, mục tiêu là tối ưu hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá rủi ro và trong mọi trường hợp cần bảo toàn nguồn vốn cho nhà đầu tư trước. Bởi vậy, đầu tư quỹ có thể thu được lợi nhuận nhưng cũng có thể thua lỗ.
Các sản phẩm mục tiêu để đầu tư có các loại chứng khoán, bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu…
Thứ ba, định giá, phát hành và mua lại CCQ
Giá trị CCQ được thẩm định giá bằng cách lấy tổng giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) chia cho tổng số CCQ đã phát hành (CCQ).
Nếu viết bằng công thức thì giá CCQ = NAV/CCQ
Trường hợp là quỹ đóng, giá CCQ phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường, gần giống với cổ phiếu;
Trường hợp là quỹ mở, giá CCQ sẽ bằng NAV/CCQ cộng thêm phí giao dịch. Công ty phát hành quỹ mở có thể mua lại CCQ bất cứ lúc nào nhà đầu tư có nhu cầu bán lại.
II. Phân loại các quỹ đầu tư hiện nay
Thực trạng hiện nay, quỹ đầu tư ở Việt Nam gia tăng theo cả số lượng và loại hình. Dựa theo tiêu chí phân loại khác nhau mà sẽ có các loại quỹ khác nhau:
Quỹ đóng: Quỹ cho phát hành chứng chỉ quỹ 1 lần duy nhất khi thực hiện huy động vốn và sẽ không mua lại trái phiếu hoặc cổ phiếu, chứng chỉ quỹ nếu bạn muốn bán lại. Sau khi kết thúc quá trình huy động vốn (đóng quỹ) thì các chứng chỉ quỹ đã mua sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Quỹ mở: Quỹ được thành lập với thời gian vô hạn. Sau đợt phát hành đầu tiên, các giao dịch mua bán được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng. Giao dịch được thực hiện bởi các công ty quản lý quỹ. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ cho quỹ theo giá trị ròng tại thời điểm giao dịch.
Quỹ công chúng: Quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra ngoài, thu hút vốn từ cá nhân hoặc tổ chức. Quỹ này cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ đảm bảo đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro, đem lại nguồn thu nhập thụ động dài hạn.
Quỹ thành viên: Quỹ này huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho một nhóm các cá nhân hoặc tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính. Nhà đầu tư thường tham gia với lượng vốn thường lớn để có thể được tham gia kiểm soát đầu tư quỹ.
Tại Việt Nam có nhiều loại quỹ đầu tư khác nhau
IX. Hướng dẫn tham gia các quỹ đầu tư hàng đầu thông qua ứng dụng TOPI
Giao diện ứng dụng của TOPI giúp bạn đầu tư vào các quỹ nhanh chóng, an toàn
Bước 1: Tại ứng dụng cửa hàng CH Play hoặc Appstore tìm và tải về app TOPI. TOPI là một app đầu tư, giao dịch mua/bán các sản phẩm từ vàng, tích lũy tiết kiệm, chứng chỉ quỹ và theo dõi chứng khoán.
Bước 2: Đăng ký tài khoản và liên kết với một tài khoản ngân hàng để tiện cho việc nạp tiền, rút tiền, chuyển khoản.
Bước 3: Sau khi có tiền trong tài khoản, bạn truy cập vào mục chứng chỉ quỹ bấm mua sản phẩm quỹ đã lựa chọn. Với 28 sản phẩm đến từ các công ty quản lý quỹ uy tín như Mirae Asset, Bảo Việt, Vinacapital, Dragon Capital, VNDirect, SSI, VCB, Bản Việt… Một số sản phẩm quỹ nổi bật như: VCBF-FIF, MAGEF, DCAF, BVPF, VESAF, VFF, VNDAF, SSISCA…
Lưu ý, với mỗi quỹ sẽ có hồ sơ rủi ro và mức lợi nhuận hàng năm riêng, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo khẩu vị đầu tư của mình, từ mạo hiểm đến an toàn. Mục giới thiệu quỹ sẽ bao gồm các thông tin về sự tăng trưởng, đơn vị phân phối quỹ, loại quỹ, ngày khớp lệnh và phiên khớp lệnh tiếp theo, chiến lược đầu tư của quỹ kèm theo các loại phí giao dịch.
Bước 4: Theo dõi khoản đầu tư quỹ của mình cập nhật từng ngày trong mục “Của tôi” để cập nhật biến động của quỹ. Mặc dù các quyết định đầu tư nhà đầu tư không được trực tiếp tham gia, nhưng vẫn cần cập nhật biến động thường xuyên để có thể kịp thời cắt lỗ, bán CCQ khi cần thiết.
Từ các thông tin trên, bạn đã chọn được quy đầu tư phù hợp để tham gia chưa? Hãy đến với TOPI để tìm hiểu thêm nhiều hình thức đầu tư tài chính hiệu quả nhất nhé!
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc của Đoàn công tác Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chiều ngày 7/3 đã có buổi làm việc với ông Lee Bok-hyun, Thống đốc Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS).
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết hiện nay, Hàn Quốc là một trong 3 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp lớn nhất vào Việt Nam và khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán đã và đang tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết thị trường vốn của Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, khi năm 2001 chỉ có 3 cổ phiếu niêm yết thì đến nay thị trường đã có 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở Giao dịch chứng khoán.
Mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán đã đạt 270 tỷ USD, đạt 63% GDP; số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông với khoảng 7,4 triệu tài khoản nhà đầu tư, chiếm 7,2% dân số. Hiện nay, tổ chức xếp hạng FTSE Russell đang theo dõi xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tham gia của các nhà đầu tư Hàn Quốc khá tích cực. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng vui mừng chia sẻ với Thống đốc tình hình hoạt động kinh doanh của 3 công ty quản lý quỹ và 8 công ty chứng khoán đến từ Hàn Quốc đang cung cấp các dịch vụ về chứng khoán cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2023, có 2 công ty chứng khoán nằm trong thị phần môi giới top 10 trong 82 công ty chứng khoán đang hoạt động bình thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá cao sự hỗ trợ của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc nói chung và FSS nói riêng. Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về công tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm giám sát thị trường và tăng cường chia sẻ thông tin giữa thị trường vốn của hai nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lee Bok-hyun, Thống đốc FSS, cho biết hiện có nhiều quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và nhà đầu tư quan tâm, mong muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc cũng rất khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư ra nước ngoài và FSS rất hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường lân cận và Việt Nam.
Đặc biệt, ông Lee Bok-hyun khẳng định FSS và Chính phủ Hàn Quốc mong muốn thị trường vốn Hàn Quốc cũng như Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để ngày càng phát triển ổn định. FSS sẵn sàng phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam thực hiện các hoạt động hợp tác song phương, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
Cũng tại buổi làm việc, hai bên cùng trao đổi, cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm về quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chứng khoán và vận hành thị trường chứng khoán.