Học ngành Y là một ngành học đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, bao gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và y khoa. Do đó, tổ hợp môn thi tuyển vào ngành Y cũng cần có sự liên kết với các môn học này.
Ngành Y thi khối nào và thi môn gì?
Nếu hỏi ngẫu nhiên một bạn trẻ ngành y thi khối nào. Gần như chắc chắn câu trả lời sẽ là khối B với tổ hơp 3 môn: Toán – Hoá – Sinh.
Đây là câu trả lời hoàn toàn đúng. Nhưng chưa đủ.
Nhằm đáp ứng nguyện vọng theo học ngành Y của các bạn trẻ, nhiều trường Y đã tổ chức xét tuyển ở nhiều khối với tổ hợp môn thi khác nhau.
Vậy muốn học ngành Y thi khối nào nếu không phải là khối B?
Bây giờ, các bạn có thể học ngành Y thông qua những khối thi sau đây:
Bên cạnh thi tuyển truyền thông, một số trường còn áp dụng hình thức xét tuyển học bạ 3 năm THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12. Hình thức này giúp sinh viên không cần phải trải qua kỳ thi căng thẳng mà vẫn theo đuổi được ngành học mơ ước.
Vậy…tiếp theo sau đây hãy cùng tìm hiểu những trường nào đang đào tạo ngành Y trên cả nước nhé.
Học ngành y ở đâu? Danh sách các trường đào tạo ngành Y trên cả nước
Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu học ngành y thi khối nào, thi môn gì và học trường nào. Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu tổng quan về ngành y và khám phá học ngành y có thể làm gì nhé.
Ngành y là ngành học cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục. Vì ngành này đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực Chữa bệnh cứu người và chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Chính vì phục vụ mục tiêu cao đẹp này mà ngành Y luôn đứng top đầu trong danh sách những ngành học được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất.
Sinh viên theo học ngành y có thể lựa chọn trở thành:
Là những bác sĩ công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh, trạm Y tế, bệnh viện đa khoa. Bác sĩ đa khoa có trách nhiệm khám tổng thể cho người bệnh, từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân, đồng thời có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm, kê đơn hoặc giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa.
Là những bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên sâu tại một vị trí, vùng nào đó trên cơ thể bệnh nhân. Ví dụ như: răng – hàm – mặt, tim mạch, thần kinh, chấn thương chỉnh hình, da liễu, nội tiết,…Hoặc phụ trách khám chữa bệnh chuyên khoa theo độ tuổi như bác sĩ nhi khoa.
Là những bác sĩ có nhiệm vụ chính là phẫu thuật để cắt bỏ một phần, tế bào mắc bệnh trên cơ thể. Thực hiện ghép nối, chỉnh sửa những cơ quan bị tổn thương.
Các bác ngoại khoa cũng có thể chuyên phẫu thuật một lĩnh vực nhất định: não, tim, tay chân, khuôn mặt…
Là những bác sĩ có nhiệum vụ tiến hành siêu âm, làm xét nghiệm, thăm khám, theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Từ đó nắm được sức khoẻ của thai nhi và phát hiện kịp thời những vấn đề đưa ra những tư vấn chính xác cho sản phụ.
Ngoài ra, bác sĩ sản phụ khoa cũng có thể là người hướng dẫn cho sản phụ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Họ cũng có thể tham gia vào hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Y tá, Điều dưỡng, Hộ lý, Hộ sinh:
Là đội ngũ rất quan trọng trong hệ thống y tế. Họ có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân làm thủ tục hành chính, thực hiện các y lệnh của bác sĩ điều trị.
Họ cũng chính là đội ngũ tiếp xúc sát sao với người bệnh nhất. Họ thường xuyên theo dõi tình trạng của người bệnh để ghi chép và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị nếu có tình trạng bất thường xảy ra.
Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ cảnh báo, hướng dẫn người dân cách phòng tránh bệnh dịch, giữ gìn sức khoẻ cộng đồng. Họ cũng là đội ngũ thực hiệnnhiệm vụ tiêm chủng ở các trung tâm Y tế dự phòng các cấp.
Bên cạnh đó, đội ngũ y tế dự phòng cũng có thể làm việc ở các Viện vệ sinh dịch tễ, Vụ vệ sinh phòng dịch, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế…
Đây là đội ngũ cán bộ y tế có nhiệm vụ chính là tuyên truyền, phổ cập kiến thức về các loại bệnh và cách phòng tránh bệnh cho người dân.
Dù không tham gia khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp. Song những kiến thức của họ đóng góp không hề nhỏ vào việc nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển công tác ngành y tế
Là những người khám bệnh và chữa bệnh cho các loài động vật như thú cưng, gia súc, gia cầm.
Họ cũng nghiên cứu những loại bệnh ở động vật nhằm tìm ra các biện pháp điều trị, ngăn chặn lây lan sáng người.
Như vậy để theo học ngành Y không nhất thiết phải thi khối B mà có thể chọn nhiều khối thi khác tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thậm chí có thể xét tuyển mà không cần tham gia những kỳ thi vô cùng thẳng.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ban đầu: “Ngành y thi khối nào”. Cũng hy vọng rằng, những thông tin Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.
Ngành Y là ngành chuyên tổ chức việc phòng bệnh và chữa bệnh cho con người. Vì vậy tiêu chuẩn tuyển sinh của ngành Y rất khắt khe. Cùng TKBooks tìm hiểu xem ngành Y thi khối nào và có những trường nào đào tạo ngành này nhé Ngành y là gì? Tiêu chuẩn để thi vào ngành Y Ngành Y là ngành chuyên tổ chức phòng bệnh và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người. Đây là ngành khoa học chuyên nghiên cứu những bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh.Vì đây là một ngành khá đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người nên tiêu chuẩn chọn vào trường rất khó khăn.
Đối với các chuyên ngành Y khoa Y học cổ truyền, chuyên ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kì thi THPT phải được 8 trở lên. Thêm vào đó, để được sơ tuyển vào các chuyên ngành, học bạ lớp 12 phải đạt học lực giỏi. Đối với chuyên ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kì thi THPT tối thiểu phải 6.5 trở lên. Xét tuyển học bạ lớp 12 tổi thiểu phải đạt lực học khá trở nên. Các lĩnh vực của nghề Y mà bạn nên biết Để xác định được nghành Y thi khối gì các em nên xác định được chuyên ngành mình muốn theo học. Ngành Y có rất nhiều lĩnh vực tùy thuộc và sở thích và năng lực của các em.
Giảng viên: Đây là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Lĩnh vực này dành cho những bạn yêu thích y khoa và sư phạm. Đối với lĩnh vực giảng dạy đòi hỏi bạn cần có những kiến thức chuyên môn sâu, nắm vững các cả về mặt lý thuyết và thực hành.
Bác sĩ đa khoa: Là người khám chung cho cơ thể bệnh nhân. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có kiến thức rộng am hiểu tất cả lĩnh vực của y học. Đây là người khám bệnh và đưa ra những cái nhìn tổng thể sức khỏe của bệnh và đưa ra những lời khuyên nên làm xét nghiệm gì…
Bác sĩ chuyên khoa: Là người có lĩnh vực chuyên môn về một lĩnh vực gì đó trên cơ thể con người như da liễu, tim mạch…
Bác sĩ ngoại khoa: Làm người thực hiện những ca phẫu thuật cho bệnh nhân. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm và khả năng tập trung tuyệt vời.
Bác sĩ sản phụ khoa: Lĩnh vực liên quan đến các bệnh phụ khoa, các bệnh liên quan đến sản phụ.. Làm nhiệm vụ khám và tiến hành siêu âm, xét nghiệm..
Ngoài ra còn có các chuyên ngành như Y tá, Hộ lý là những người chăm sóc bệnh nhận và làm theo y lệnh của bác sĩ. Theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ biết.
Y tế dự phòng hay Y tế cộng đồng cũng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Những người theo ngành này làm việc ở địa phương tham gia vào các hoạt động phòng chống bệnh dịch.
Bác sĩ thú y: Làm những người chăm sóc sức khỏe và khám chữa trong động vật.
Ngoải ra còn các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu và công tác đào tạo, công tác quản lý Nhà nước về Y tế.
Ngành Y khoa thi khối gì? Rất nhiều bạn thắc mắc ngành Y khoa thi khối nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! Trước đây để thi vào ngành Y thật sự không phải là điều dễ dàng. Nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã gộp 2 kì thi tốt nghiệp và kì thi Đại học vào chung nên rất tiết kiệm thời gian và công sức cho các em. Đây vừa là điều kiện thuận lợi cũng vừa là thách thức cho các em. Vô hình chung tạo nên nhiều sự cạnh tranh vì có điểm thi rồi mới nộp hồ sơ vào trường Y. Để vào các trường Đại học Y hay các trường Cao đẳng Y Dược thì các em phải có trung bình điểm tổ hợp môn cao. Ngành Y khoa phải thi khối A ( Toán, Lý, Hóa) hoặc B ( Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên các em lưu ý điểm sàn vào các trường rất cao vì vậy nên cân nhắc trước khi nộp hồ sơ vào trường. Nên tham khảo điểm sàn của trường trong những năm trước để có những lựa chọn chính xác phù hợp với năng lực của mình.
Các trường Đại học đào tạo ngành Y Đây là ngành đặc thù nên thời gian đào tạo khá dài so với các ngành học khác ( đối với các ngành đòi hỏi chuyên môn cao: thời gian đào tạo 6 năm, đối với cử nhân y tế cộng đồng: thời gian đào tạo: 4 năm). Mời các em tham khảo danh sách các trường sau đây: · Trường Đại học Y Hà Nội · Trường Đại học Răng – Hàm – Mặt · Học viện Quân Y · Trường Đại học Y tế cộng đồng · Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh · Trường Đại học Y Huế · Trường Đại học Y Thái Nguyên · Trường Đại học Y Thái Bình Trường Cao đẳng Y Hà Nội Năm 2020 trường Cao đẳng Y Hà Nội tuyển sinh 03 ngành là: Điều dưỡng, Dược, Chăm sóc sắc đẹp trình độ Cao đẳng. Với định hướng lấy thực hành và y đức là giá trị hàng đầu trong đào tạo. Học Cao đẳng tại Cao đẳng Y Hà Nội, sinh viên bên cạnh học tập kiến thưc chuyên môn sẽ trau đồi kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm để có thể tiếp xúc với tài liệu tham khảo và thông tin về ngành.
Trường Cao đẳng Y Hà Nội – Nguồn tham khảo: https://blog.tkbooks.vn/
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI THÔNG BÁO TUYỂN SINH
1/ Ngành đào tạo: Cao đẳng Dược Cao đẳng Điều dưỡng Cao đẳng Chăm sóc sắc đẹp 2/ Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (THBT) trở lên. 3/ Hình thức tuyển: Xét tuyển (Xét điểm học bạ THPT). 4/ Thời gian đào tạo: 03 năm. 5/ Thời gian đăng ký dự tuyển và nhận hồ sơ: Từ ngày 16/03/2020 6/ Địa chỉ: Số 20 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội 7/ Hotline: 0968.266.345