Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.
Một số hình ảnh về một số tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân Việt Nam
Bộ đội Hải quân tiếp quản cảng Sài Gòn, tháng 5.1975
Trực thăng UH-1A của Trung đoàn không quân 917 hạ cánh trên tàu đổ bộ LST (chiến lợi phẩm) của Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 5.1977
Tàu HQ-01 của Hải quân nhân dân Việt Nam trực chiến đấu tại cảng Kompong Som (Campuchia) trong chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia
Biên đội tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam cơ động đánh địch trên vùng biển Tây Nam, năm 1979
Tàu HQ-03 của Hạm đội 171 (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) vào vị trí công kích, tiêu diệt tàn quân Pol Pot ở cảng Kompong Son (Campuchia), ngày 10.1.1979
Tàu của Hải đội 812, Lữ đoàn 171 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở khu vực biển đảo Nam Yết (Trường Sa) năm 1995
Tàu đổ bộ của Hải quân nhân dân Việt Nam vận chuyển xe tăng, thiết giáp trong chiến dịch Tây Nam, 1978
Biên đội tàu HQ-13, HQ-501 của Hạm đội 171 (nay là lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) tham gia diễn tập hiệp đồng hải quân - không quân chiến đấu bảo vệ Trường Sa, diễn ra lần đầu tiên vào tháng 4.1976
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya trong đội hình chiến đấu
Sử dụng pháo phòng không trên tàu hộ vệ săn ngầm
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt ngầm
Huấn luyện thả bom chìm trên biển
Vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya
Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Vùng 2 Hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên khu vực DK1
Tàu hộ vệ chống ngầm 13 phóng rocket RBU-6000 chống tàu ngầm
Biên đội tàu hộ vệ chống ngầm tuần tiễu trên thềm lục địa phía nam
Tàu 17 trực bảo vệ căn cứ quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa
Mai Thanh Hải – Vũ Hưởng – Duy Khánh – Xuân Cường (thực hiện)
Tàu CSB 8021 Mỹ chuyển cho Việt Nam có thể tuần tra liên tục 45 ngày với tầm hoạt động khoảng 20.000 km để đảm bảo an ninh trên biển.
Tàu tuần tra CSB 8021 của Cảnh sát biển Việt Nam hôm 8/6 cập cảng Honolulu tại quần đảo Hawaii trên hành trình vượt Thái Bình Dương từ Mỹ về Việt Nam. Tướng Jennifer Short và tướng Alan Litster thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thăm tàu và gặp thuyền trưởng Đặng Lê Sơn hôm 9/6, chào đón thủy thủ đoàn tới Honolulu và bày tỏ mong muốn hỗ trợ thủy thủ đoàn trong thời gian lưu trú tại đây.
CSB 8021 là tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai được Mỹ chuyển giao cho Việt Nam thông qua Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA), sau chiếc USCGC Morgenthau năm 2017. Con tàu trước đây thuộc biên chế Tuần duyên Mỹ, ban đầu mang tên USCGC Midgett và là chiếc cuối cùng trong loạt 12 tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton.
Tàu CSB 8021 ngoài khơi Seattle hồi cuối tháng 5. Ảnh: Marine Traffic.
USCGC Midgett được khởi đóng ngày 5/4/1971, hạ thủy ngày 4/9/1971 và đưa vào biên chế ngày 17/3/1972. Tàu dài 115 m, rộng 13 m, có lượng giãn nước 3.050 tấn, được trang bị hai động cơ diesel và hai động cơ turbine khí, cho phép đạt tốc độ tối đa 54 km/h. Tàu có thể làm nhiệm vụ 45 ngày liên tục trên biển mà không cần tiếp tế, với tầm hoạt động lên tới 20.000 km.
Hamilton là lớp tàu tuần tra đa năng, sử dụng thiết kế thân vỏ thép và thượng tầng nhôm có thể làm nhiều nhiệm vụ như phòng thủ quân sự, thực thi pháp luật trên biển, tìm kiếm cứu hộ và nghiên cứu hải dương.
Các tàu Hamilton được thiết kế và chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ban đầu được trang bị khí tài săn ngầm để đối phó tàu ngầm Liên Xô. Vũ khí ban đầu của lớp Hamilton gồm pháo hạm Mark 12 cỡ nòng 127 mm, hai súng cối 81 mm, hai súng máy 12,7 mm, bệ phóng cối chống ngầm Mark 10 Hedgehog, hai cụm ống phóng ngư lôi Mark 32 và hệ thống chống ngư lôi Nixie.
Kích thước lớn, dự trữ hành trình dài và dàn vũ khí uy lực khiến chúng thường được triển khai trong đội hình nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.
Trong thập niên 1980-1990, lớp Hamilton trải qua đợt hiện đại hóa, gồm thay thế pháo 127 mm bằng hải pháo Otobreda cỡ nòng 76 mm, thêm hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 92, nâng cấp cụm ống phóng lôi Mark 32, lắp đặt cụm phóng mồi bẫy Mark 36 SRBOC và tổ hợp tác chiến điện tử AN/SLQ-32 để đối phó tên lửa chống hạm. Hệ thống định vị thủy âm (sonar), radar cảnh giới mặt biển và đường không cũng được nâng cấp.
Hải quân và Tuần duyên Mỹ sau đó quyết định nâng cấp thêm uy lực cho lớp Hamilton bằng việc trang bị bệ phóng tên lửa diệt hạm Harpoon và pháo phòng thủ cực gần Phalanx cỡ nòng 20 mm.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, ủy ban liên hợp của hải quân và tuần duyên Mỹ cho rằng không còn mối đe dọa với các tàu tuần tra lớp Hamilton và quyết định tháo bỏ tên lửa diệt hạm, vũ khí chống ngầm khỏi toàn bộ 12 tàu thuộc lớp này.
Các tàu lớp Hamilton sau đó được trang bị hai bệ pháo tự động Mark 38 cỡ nòng 25 mm ở hai bên sườn, cùng hệ thống chỉ huy và điều khiển SeaWatch có khả năng kết hợp dữ liệu định vị, chiến thuật, trinh sát và thông tin liên lạc vào một bức tranh toàn cảnh về tình hình tác chiến.
USCGC Midgett trở lại biên chế đầy đủ vào tháng 3/1993 sau đợt nâng cấp vũ khí, cảm biến, bổ sung nhà chứa trực thăng, đại tu động cơ và cải thiện không gian sinh hoạt của thủy thủ đoàn. Là một trong 10 tàu tuần tra cỡ lớn đóng ở bờ Tây nước Mỹ, USCGC Midgett thường được triển khai tuần tra ở biển Bering, vịnh Alaska và các vùng biển ngoài khơi Trung Mỹ.
USCGC Midgett hộ tống tàu sân bay USS Constellation ngoài khơi Hàn Quốc năm 1999. Ảnh: US Navy.
Tàu được đổi tên thành USCGC John Midgett để tránh trùng tên với chiếc USCGC Midgett thuộc lớp Legend được biên chế năm 2019. USCGC John Midgett tiếp tục phục vụ trong lực lượng Tuần duyên Mỹ đến khi được loại biên vào đầu năm 2020.
Brittany Panetta, thiếu tá phụ trách truyền thông của Tuần duyên Mỹ, cho biết Cảnh sát biển Việt Nam nhận Thư Đề nghị và Tiếp nhận (LOA) chuyển giao tàu USCGC John Midgett hồi tháng 6/2020. Lễ bàn giao tàu cho Cảnh sát biển Việt Nam diễn ra ngày 14/8/2020 tại thành phố Seattle.
Sau khi được bàn giao, con tàu trải qua quá trình đại tu và bảo dưỡng từ tháng 1/2021. Radar cảnh giới đường không AN/SPS-40 và phần lớn vũ khí của tàu đã được tháo bỏ trước khi chuyển giao, tàu chỉ được giữ lại pháo Otobreda cỡ 76 mm trước mũi.
Con tàu kể từ đó được sơn màu trắng có số hiệu 8021 và phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam ở mũi, cùng dòng chữ "Cảnh sát biển Việt Nam" và "Vietnam Coast Guard" dọc hai bên sườn. Hai bên ống khói được sơn quốc kỳ Việt Nam.
Tàu CSB 8021 rời cảng Seattle ngày 1/6 để khởi hành về Việt Nam và dự kiến cập cảng Vùng Cảnh sát biển 3 tại Vũng Tàu trong thời gian tới.
Đóng cọc Nhà máy Đóng tàu Thịnh Long - Nam Định
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thịnh Long
Hạng mục: Đóng cọc BTCT D450mm
Địa điểm:Nhà máy đóng tàu Thinh Long 1 - Thịnh Long - Hải Hậu - Nam Định