Hiện nay, tranh chấp dân sự phát sinh từ những mối quan hệ trong xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hôn nhân gia đình, hợp đồng dân sự, kinh doanh thương mại, đất đai, nhà ở v.v… Khi tranh chấp xảy ra các đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự?
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Tranh chấp đất đai là vấn đề pháp lý phức tạp, thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như tranh chấp về quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, ranh giới đất, và lối đi chung. Để giải quyết hiệu quả các tranh chấp này, sự hỗ trợ của luật sư chuyên môn là rất quan trọng.
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là vấn đề pháp lý phức tạp và có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
(1) Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp ranh giới: Xảy ra khi các bên không đồng ý về ranh giới giữa các khu đất, thường do một bên tự ý thay đổi hoặc không rõ ràng về giới hạn đất.
Tranh chấp đòi lại đất: Dạng tranh chấp này liên quan đến việc đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất, mà trước đó thuộc quyền sở hữu của người tranh chấp hoặc người thân của họ.
(2) Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất
Tranh chấp hợp đồng dân sự: Bao gồm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, hoặc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Tranh chấp mục đích sử dụng đất: Xảy ra khi có sự không đồng nhất về mục đích sử dụng đất giữa các bên liên quan.
(3) Tranh chấp liên quan đến đất
Tranh chấp quyền sử dụng đất trong hôn nhân và ly hôn: Xảy ra khi quyền sử dụng đất cần được phân chia hoặc xác định khi vợ chồng ly hôn.
Tranh chấp quyền thừa kế: Xảy ra khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong quá trình thừa kế.
3. Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp đất đai
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Các nhiệm vụ cụ thể mà luật sư có thể thực hiện để hỗ trợ khách hàng như là:
(1) Đánh giá hồ sơ và tư vấn pháp lý: Luật sư giúp khách hàng đánh giá toàn bộ hồ sơ tranh chấp, tư vấn về các quy định pháp luật liên quan. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, luật sư sẽ hướng dẫn khách hàng thu thập thêm chứng cứ cần thiết.
(2) Tham gia hòa giải và đối thoại: Luật sư có thể tham gia các buổi hòa giải tại cấp cơ sở (xã/phường), một bước quan trọng và thường bắt buộc nếu khách hàng muốn đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án. Sự hiện diện của luật sư giúp đảm bảo quá trình hòa giải diễn ra công bằng và hiệu quả.
(3) Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện: Luật sư chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ khởi kiện trước khi đưa vụ việc ra Tòa án.
(4) Đại diện tại Tòa án: Luật sư đại diện cho khách hàng trong các buổi làm việc tại Tòa án và tham gia phiên xét xử, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
(5) Nắm vững thủ tục pháp lý: Luật sư cần có kiến thức vững về các thủ tục pháp lý, nguồn gốc đất và quy trình chuyển dịch quyền sử dụng đất để bảo vệ quyền lợi của khách hàng hiệu quả.
Từ những công việc nêu trên, có thể thấy rằng vai trò của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp đất đai là vô cùng quan trọng. Luật sư chuyên về đất đai không chỉ giúp khách hàng nắm rõ quy định pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của khách hàng được bảo vệ tốt nhất trong suốt quá trình tranh chấp.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
(Người viết: Tiến Mạnh; Ngày viết: 01/08/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm mục đích đưa phán quyết của Tòa án đi vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, thủ tục này rất phức tạp và có khả năng kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Do đó, Dịch vụ Luật sư giải quyết thi hành án được ra đời nhằm giúp khách hàng giải quyết những khó khăn này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số chỉ dẫn pháp lý về thủ tục luật định và những công việc Luật sư phải làm để hiểu rõ hơn về dịch vụ pháp lý này nhé.
Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án
Trình tự thủ tục thi hành một bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự (Luật THADS) 2008 thì trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Thời hạn này cũng chính là thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Theo quy định tại Điều 31 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung sau đây:
Bên cạnh đó, người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan để chứng minh quyền yêu cầu thi hành án và các tiêu chí khác tùy vào những trường hợp cụ thể.
Hiện nay, người yêu cầu thi hành án thực hiện soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án theo mẫu số D04-THADS đơn yêu cầu thi hành án dân sự được ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục về quản lý hành chính và nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành.
Căn cứ Điều 36 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
Bên cạnh đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cũng có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án mà không cần đợi có yêu cầu thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án. Đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Những trường hợp còn lại thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
Quyết định thi hành án phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
Theo quy định tại Điều 38 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014, sau khi ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc. Đối với quyết định cưỡng chế thi hành án, ngoài Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án phải gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Cùng với việc gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp thì cơ quan thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ.
Ngoài quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó như giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án theo quy định tại Điều 39 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
Trong trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì việc thông báo này phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:
Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 44 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:
Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự.
Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật
Hết thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 46 Luật THADS 2008.
Căn cứ quy định tại Điều 71 Luật THADS thì có các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
Trong trường hợp cần huy động lực lượng, Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính theo Điều 72 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 sau đây:
Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế. Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.
Căn cứ Điều 87 Luật THADS 2008 thì những tài sản sau đây không được kê biên
Một là, tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
Hai là, tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
Ba là, tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khóa, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật THADS 2008. Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ các nội dung theo Điều 88 Luật THADS 2008 như sau:
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Tùy vào từng loại tài sản cũng như tính chất của tài sản tại thời điểm thi hành án mà pháp luật thi hành án dân sự có quy định riêng biệt, có thể liệt kê theo Luật THADS như sau: