Từ Hy Thái Hậu

Từ Hy Thái Hậu

Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Grand Empress Dowager hay Grand Empress Mother), thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母)[1][2], là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Lăng mộ hoàng thái hậu Từ Dụ sau trùng tu

Thừa Thiên - HuếLăng mộ hoàng thái hậu Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị, được trùng tu hoàn chỉnh sau một năm với kinh phí gần 6,9 tỷ đồng.

Thái thượng hoàng hậu (chữ Hán: 太上皇后) là chức danh để gọi vị Hoàng hậu của Thái thượng hoàng. Nghĩa của danh vị này, theo lý thuyết là "vị Hoàng hậu bề trên" trong triều đình phong kiến.

Theo lẽ thông thường, khi Hoàng đế qua đời, vị quân vương mới, người có quan hệ dòng dõi với vị quân vương tiền nhiệm, sau khi lên ngôi sẽ tôn vị Hoàng hậu của Hoàng đế tiền nhiệm là Hoàng thái hậu. Nếu vị Hoàng hậu có vị trí là chị dâu, Hoàng đế kế nhiệm sẽ tôn thêm phong hiệu để phân biệt, như trường hợp Khai Bảo hoàng hậu.

Theo lý thuyết, khi Hoàng đế chưa mất mà chỉ thiện nhượng cho người khác rồi về làm Thái thượng hoàng, thì Hoàng hậu được gọi là [Thái thượng hoàng hậu]. Khi Thái thượng hoàng mất, thì Thái thượng hoàng hậu mới thành Hoàng thái hậu.

Danh vị này có từ thời kỳ rất sớm, tận thời Tây Hán. Theo Hán thư ghi lại, Lưu Thái Công khi là Thái thượng hoàng, có một chính phối không rõ họ, đấy là vị Thái thượng hoàng hậu đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc, chỉ ghi nhận chính thức có 8 vị Thái thượng hoàng hậu:

Tuy nhiên, quy tắc tôn phong [Thái thượng hoàng hậu] không phải lúc nào cũng tuyệt đối. Như Thành Túc Hoàng hậu Tạ thị, Hoàng hậu thứ hai của Tống Hiếu Tông, khi Hiếu Tông thiện vị cho Tống Quang Tông, bà được tôn hiệu [Thọ Thành Hoàng hậu; 壽成皇后], mà không phải Thái thượng hoàng hậu. Sau đó là Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu Tiền thị của Minh Anh Tông, trong thời gian Anh Tông làm Thái thượng hoàng, không hề ghi chép Tiền hậu được tôn địa vị [Thái thượng hoàng hậu].

Tại Việt Nam, quốc gia theo mô hình phong kiến của Trung Hoa, danh vị Thái thượng hoàng hậu có được đề cập. Tuy nhiên không có sự thống nhất, vì phần lớn các Thái thượng hoàng đế sau khi thiện nhượng, các vị Hoàng hậu vẫn trở thành Hoàng thái hậu.

Thái thượng hoàng đầu tiên của Việt Nam là Sùng Hiền hầu, do có con là Lý Dương Hoán được Lý Nhân Tông chỉ định làm người kế vị, tức Lý Thần Tông. Tuy nhiên, mẹ của Lý Thần Tông là Đỗ phu nhân được ghi là tôn làm Hoàng thái hậu, ở Động Nhân cung[1]. Khi Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng về làm Thái thượng hoàng, thì vợ ông là Thuận Trinh hoàng hậu đáng lý sẽ trở thành Thái thượng hoàng hậu của triều Lý. Tuy nhiên, không có ghi chép chứng minh việc này.

Các Hoàng đế nhà Trần nhường ngôi về làm Thái thượng hoàng, thì các Hoàng hậu theo lý cũng sẽ đều thành Thái thượng hoàng hậu. Tuy nhiên việc này lại có mâu thuẫn ngay trong ghi chép nhà Trần, ví dụ như:

Vào thời Lê trung hưng, Lê Thần Tông nhượng vị cho Lê Chân Tông, ĐVSKTT ghi chép thể lệ tôn vị như sau:

Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, khi Thành Thái bị buộc thoái vị, người Pháp đã từng tham khảo thông lệ thoái vị. Khi ấy, triều đình chỉ ra theo lệ xưa, Hoàng đế thoái vị gọi là Thái thượng hoàng, còn Hoàng đích mẫu gọi là Hoàng thái hậu, Hoàng sinh mẫu gọi Hoàng thái phi. Cuối cùng, Thành Thái được tôn gọi là [Hoàng Phụ Hoàng đế; 皇父皇帝], Hoàng quý phi Nguyễn Thị Vân Anh được tôn gọi là [Hoàng đích mẫu; 皇嫡母], mẹ đẻ Vua Duy Tân là Nguyễn Thị Định được tôn gọi là [Hoàng sinh mẫu; 皇生母].

Cũng theo văn hóa Đông Á như Việt Nam, nhưng lịch sử Nhật Bản chưa từng xuất hiện danh vị Thái thượng hoàng hậu. Trong lịch sử, các Thiên hoàng sau khi trở thành Thái thượng Thiên hoàng, thì Hoàng hậu (hay Trung cung) đều trở thành Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái phu nhân, nhưng đại đa phần cũng là xuất gia để lấy hiệu Nữ viện.

Năm 2019, ngày 30 tháng 4, Thiên hoàng Akihito chính thức thoái vị, trở thành Thái thượng Thiên hoàng sau hơn 200 năm chưa từng xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản. Hoàng hậu Michiko được định tôn xưng danh vị 「Thượng hoàng hậu; 上皇后」, tương đương với Thái thượng hoàng hậu.

Xương Thọ Lăng nằm giữa rừng thông đặc dụng cảnh quan bên bờ nam sông Hương, thuộc thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lăng được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX, vừa hoàn thành quá trình bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo ngày 7/6, với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Khu lăng mộ Nghi Thiên Chương hoàng thái hậu Từ Dũ thuộc quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị.

Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích này được khởi công ngày 13/6/2023, quá trình thi công, thực hiện cẩn trọng để không ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích.

Công trình đã hoàn thiện với các hạng mục, gồm: Trụ biểu, hồ Tân Nguyệt và hệ thống cống đối lưu, sân nền, bậc cấp trước lăng, sân nền tự nhiên, cổng, tường thành ngoại và tường thành nội.

Di tích được tôn tạo khang trang xứng tầm công lao cống hiến của hoàng thái hậu Từ Dũ đối với lịch sử của dân tộc.

Xương Thọ Lăng có bố cục theo hướng nội quan, ngoại quách. Đây cũng chính là hình thức kiến trúc điển hình từ thời các vị chúa Nguyễn.

Trải qua hơn 100 năm tồn tại, lăng mộ của Nghi Thiên Chương hoàng thái hậu Từ Dũ còn khá nguyên vẹn.

Bình phong sau lưng mộ được trang trí rồng, phượng, thể hiện sự uy nghiêm của công trình.

Hệ thống bậc cấp, sân nền trước lăng được tôn tạo khang trang, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách, từng bước nâng cao giá trị khai thác du lịch, làm tăng ưu thế cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự án hoàn thành còn góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc - cảnh quan - văn hóa của lăng vua Thiệu Trị, xứng đáng là tài sản văn hóa quý báu của nhân loại đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết thời gian tới đơn vị sẽ lập hồ sơ xếp hạng di tích theo quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc xếp hạng di tích Xương Thọ Lăng nhằm tôn vinh công lao của Hoàng thái hậu Từ Dũ, người  nổi tiếng nhất trong việc cưu mang và để lại nhiều bài học quý trong việc dạy dỗ con nên người.

Hoàng thái hậu Từ Dũ, hay Từ Dụ, tên Phạm Thị Hằng (20/6/1810-22/5/1901) là quý phi của vua Thiệu Trị, mẹ ruột của vua Tự Đức. Trong suốt 78 năm ở cạnh ngai vàng với cương vị cố vấn, bà tham gia bàn bạc chính sự, hết lòng hết sức vì dân vì nước, giữ trọn vai trò trọng yếu trong chính sự triều đình nhà Nguyễn vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX (Ảnh: Bảo Minh).

Nằm trong khu rừng thông ở thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng (thành phố Huế) còn có lăng Cơ Thánh, hay còn gọi là Lăng Sọ, cách Xương Thọ Lăng khoảng 200m.

Đây là lăng mộ của ông Nguyễn Phúc Luân (1733-1765), cha đẻ vua Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Trên địa bàn xã Thủy Bằng còn có 2 di tích rất nổi tiếng nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, đó là lăng vua Thiệu Trị (Xương Lăng) và lăng vua Khải Định (Ứng Lăng).

Xương Lăng quay mặt về hướng tây - bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Ông vua nổi tiếng thương dân đã yên nghỉ giữa ruộng vườn tươi tốt như cuộc đời bình dị của ông, không trăn trở nghĩ suy, không cầu kỳ, phức tạp.

Ứng Lăng, nơi yên nghỉ của vua Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê), thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km.

Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho di tích một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vỹ.