Thầy Pháp Lưu Manh Đi Lấy Vợ

Thầy Pháp Lưu Manh Đi Lấy Vợ

Bộ Phim Đức Phật 55 tập đã được Thầy Thích Pháp Lưu dịch và lồng tiếng. Vì youtube remove và block nhiều tập nên quý vị xem đầy đủ bằng DVD. Có phát hành tại Chùa Di Lặc. Thỉnh bộ phim này hay các Phim Phật Khác: 1. Tái Thế Tình Duyên 2. Trăm Năm Lão Hòa thượng Hư Vân 3. Giám Chân Đông Đông (Do Trung Tâm VHPG Di Lặc dịch và Diệu Pháp Âm lồng tiếng) 4. Quán Âm Bán Cá 5. Quán Âm Diệu Duyên 6. Quán Âm Lão Mẫu

Chàng trai lập hội 'Hôn nhân có gì vui?'

Đồng Văn Hùng, 24 tuổi, nhà sáng tạo nội dung, chủ nhân kênh YouTube đang rất nổi tiếng là “Ẩm thực mẹ làm” đã có ý trung nhân tên Đặng Thanh Trà, 22 tuổi. Anh dự định sang năm mới sẽ lấy vợ. Trước sức hút của những hội nhóm trên mạng đầy màu xám “biết thế không lấy vợ”, “biết thế không lấy chồng”, cách đây 4 ngày anh lập hội "Hôn nhân có gì vui?” và thật bất ngờ, con số thành viên tăng vù vù, bây giờ đã có gần 3.000 thành viên. “99% những bài viết trong nhóm đều rất tích cực, mọi người kể cho nhau nghe những bức tranh tươi đẹp về cuộc hôn nhân của chính mình”, Hùng nói.

Đặng Thanh Trà và Đồng Văn Hùng sẽ kết hôn vào năm 2021

Chia sẻ với phóng viên, Đồng Văn Hùng cho biết anh muốn mọi người không mất niềm tin vào hôn nhân. “Trước khi kết hôn, tôi nghĩ ai cũng cần tìm hiểu kỹ người mình sẽ lấy. Lấy vợ, lấy chồng để có thêm người chia sẻ, thêm động lực để cố gắng, niềm vui nhân đôi, khi có con, cuộc sống sẽ càng vui. Đôi lúc, cũng sẽ có những tranh cãi nhưng quan trọng mọi người biết nhường nhịn, bỏ đi cái tôi sẽ có một mái ấm thực sự”, chàng trai nói.

Lấy vợ được gì? Ông Trần Đình Đức, phó giám đốc một nhà máy chế biến hóa chất, hùng hồn tuyên bố: “Được tự do”. Nghe sao tréo ngoe, bởi ai cũng coi lấy vợ như “chui đầu vào rọ”, không còn được ăn chơi một cách thoải mái, không thể nghe một tiếng ới là sẵn sàng vác xe đi liền như thời còn trai trẻ lông bông. Ông giải thích: “Tự do không có nghĩa là muốn đi đâu thì đi mà là… không phải lo”. Tức là nếu không có bà vợ làm nội tướng trong nhà, làm sao ông tự do phát triển bản thân, học đến tiến sĩ, làm sao ông hết lòng phục vụ xã hội, cống hiến cho cộng đồng, làm sao ông có hai đứa trẻ chăm chỉ, xinh xắn kêu ông bằng bố mà ông không mất công sức chăm sóc nuôi dạy. Chưa kể khi ông cảm cúm hay bệnh tật, có người nấu cho chén cháo, đưa vô bệnh viện…

Đó là mới kể sơ sơ thôi. Ông nhớ lại hồi chưa có vợ, nhà ba má thì ở tận miền Trung, vì thế hàng quán vỉa hè là nơi nuôi dưỡng cơ thể của ông. Căn nhà nhỏ ông thuê ở cùng với mấy người bạn vừa vui, vừa đỡ tốn tiền nhưng cũng mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi cũng chẳng được vì bạn bè cứ bù khú nhậu nhẹt suốt! Bao nhiêu tiền kiếm được cứ ít nhiều bay đi, dù không có khoản chi nào đáng. Chưa kể chuyện cặp bồ lung tung vừa tốn tình phí vừa khiến ông một thời trở nên lười lấy vợ (mà hậu quả có thể lâm vào cảnh “cha già con mọn”). Cũng may, đã có một cô cao tay “lừa” được ông. Có vợ, ông mới có động cơ tích cóp tiền bạc mua đất cất nhà, an cư lạc nghiệp. Có vợ biết quản lý tiền, còn làm cho đồng tiền sinh sôi nên ông cứ yên tâm đi “cày”, thoát được cơm bụi, người khỏe ra, ông tự do thiết kế sự nghiệp mình.

Ông Trần Thanh Hảo, một kỹ thuật viên máy tính, tâm sự cứ như đùa: “Ngày xưa, tôi nhát lắm, đi học chẳng mở miệng nói được câu nào cả, đến khi đi làm, cũng lí nhí, chẳng có câu nào có chất lượng. Thế nhưng, “đời thay đổi khi ta thay đổi” bằng cách lấy vợ. Qua những lần tâm sự, tranh luận, cãi nhau với vợ và cả tự sự (nói một mình cho đỡ tức), bỗng nhiên khả năng nói của tôi phát triển nhanh chóng, nói câu nào ra câu đó, lý luận sắc sảo và lại có tính thuyết phục nữa. Vợ tôi không thuộc dạng nói nhiều, nói dai, mà biết lắng nghe, nên tôi mới có nhiều cơ hội phát biểu một cách chuyên nghiệp. Đặc biệt, cô ấy còn biết gợi chuyện để tôi nói thêm. Ví dụ như tiền lương của anh sao tháng này bị ít đi, tôi ngắc nga ngắc ngứ nói linh tinh, cô ấy phải kiên nhẫn hỏi nhiều câu hỏi nhỏ để mở rộng vấn đề”.

Tương tự, ông Đỗ Kim Bình, một doanh nhân, cũng nhờ vợ mà rèn luyện được khả năng nhìn thấy điều tốt đẹp trong mọi tình huống. Bà vợ ông vốn hay tự ý làm mọi việc trong nhà mà không hỏi ý kiến chồng như bỗng dưng bà rinh về nhà một cái tivi LCD to đùng, ông hỏi bà đáp tỉnh bơ: “Để ông xem bóng đá, khỏi ra quán cà phê…” trong khi tiền mua thì phải mượn em út, họ hàng…Mới nghe, ông chồng nào cũng bực, nhưng ông học được cách nhìn thấy mặt tốt của bà, chẳng qua bà cũng nghĩ đến ông. Coi ở nhà thì không vui bằng ra quán, nhưng được cái thoải mái muốn coi muốn ngủ lúc nào cũng được, thậm chí có thể nhờ vợ nấu cho gói mì, mua ít lon bia… Cũng nhờ cái tính đó mà ở cơ quan, có những lúc mọi người đều chán nản, bi quan, bất mãn... thì ông vẫn tỉnh như không, vì có cái nhìn đầy lạc quan.

Đàn ông lấy vợ mới lập nghiệp, hay lập nghiệp rồi mới cưới vợ? với các anh không thuộc dạng giỏi giang, may mắn (mà số này chiếm đa số) thì vế đầu có vẻ phổ biến. Thế nên dù nhiều anh có mượn báo Tuổi Trẻ Cười để châm biếm các bà vợ nhưng các anh vẫn hiểu hơn ai hết: Nhờ có vợ, các anh mới thật sự biết mình là ai.

Tuổi Trẻ Cười số 453 (1-06-2012) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

Cặp vợ chồng mười mấy năm là tình nhân

Chị Lê Hồng Nhung, 37 tuổi, Giám đốc công ty TNHH

và dịch vụ Hành tinh, Q.Tân Bình, TP.HCM, hầu như sáng nào cũng cùng chồng ngồi uống cà phê ở những quán quen gần nhà. “Hơn 10 năm lấy chồng, chúng tôi đi đâu cũng có nhau. Hai vợ chồng cùng mở công ty và cùng làm chung, gần như 24/24 có nhau bên cạnh nhưng chẳng lúc nào thấy chán nhau. Ở gần nhau lâu quá, nên thói quen cũng giống nhau hết, từ sở thích uống cà phê tới nét mặt cũng hao hao giống nhau. Thậm chí thấy hai người sáng nào cũng đi cà phê với nhau, người ta còn tưởng là

. Cuối tuần chúng tôi dắt cả hai đứa con đi, mọi người mới biết, ồ là vợ chồng”, chị Nhung kể vui.

Chị Nhung chia sẻ, mình vào Sài Gòn lập nghiệp cách đây 14 năm, sau một năm thì quen anh. Chồng chị hơn chị 2 tuổi. Tới nay, chị đã kết hôn được 11 năm, có hai con nhỏ, bé 11 tuổi, bé 6 tuổi.

lúc nào cũng vui vẻ, nhiều tiếng cười. Chồng chị Nhung ít nói nhưng rất thích làm giúp vợ mọi việc trong nhà. Trừ cơm nước ra, ít việc gì trong nhà là tới tay chị phải làm. Từ tắm rửa, chăm sóc con, cho con ăn uống, khi nào con thơm tho sạch sẽ thì đưa cho vợ ôm ấp.

Những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình chị Lê Hồng Nhung

Rành công nghệ, anh hay chiều vợ bằng cách mua điện thoại mới ra hay laptop mới cho vợ, còn đồ cũ thì để anh dùng. “Hôm trước là ngày sinh nhật chồng, tôi tính mua món quà gì cho anh ấy thì anh ấy nói, cho xin 10 triệu nhé. Tôi đồng ý luôn, hóa ra là tiền đó anh để mua iPad cho con gái vì cái cũ rất nhanh hết pin. Biết thế tôi lấy chồng sớm hơn”, chị Nhung vui vẻ.

Theo chị Nhung, chị không có công thức đặc biệt gì cho tổ ấm, chỉ là mọi người sống thật lòng với nhau, không có bí mật gì, hãy chia sẻ mọi thứ cùng nhau. Theo chị, mỗi người trẻ đừng sợ hôn nhân, nếu mọi người sống chân thành với nhau sẽ giúp hóa giải mọi khó khăn.