Tài Liệu Kỹ Năng Lãnh Đạo

Tài Liệu Kỹ Năng Lãnh Đạo

Học tối 3-5-7 hàng tuần  (Từ 18h30 -> 21h30)

PHẦN 4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU & KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Tổng kết khóa học, giải đáp thắc mắc và làm thủ tục cấp chứng chỉ.

THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC: 04 buổi/khóa (02 ngày)

HỌC PHÍ PUBLIC: 2.600.000 VNĐ/khóa ƯU ĐÃI: + Giảm còn: 2.100.000 VNĐ/khóa dành cho học viên đã học tại iRTC hoặc nhóm >= 3 người + Giảm còn: 2.300.000 VNĐ/khóa nếu nộp trước ngày khai giảng 5 ngày. Học phí + Tài liệu + chứng chỉ + Teabreak

Giới thiệu khóa học Kỹ năng lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo toàn diện sẽ cần các kỹ năng để có thể hướng dẫn các thành viên hay thậm chí là tập thể hoàn thành mục tiêu được đề ra, biết cách truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng tới người khác, tập trung và sử dụng sức mạnh của tập thể một cách hiệu quả,… Bộ kỹ năng này được gọi chung là kỹ năng lãnh đạo.

Tuy quan trọng nhưng số người lĩnh hội và đặc biệt là sử dụng được hiệu quả kỹ năng lãnh đạo vào thực tế lại rất ít. Điều này xuất phát phần lớn từ việc không phát triển đúng phong cách lãnh đạo phù hợp theo tình huống hoặc bắt chước theo phong cách lãnh đạo của ai đó – điều không nên làm. Mỗi người là mỗi bản thể riêng biệt với cá tính và nhiều đặc điểm riêng do đó sẽ cần một phong cách lãnh đạo riêng. Để đảm bảo học viên sẽ có thể áp dụng kiến thức lãnh đạo được học vào thực tế, các chuyên gia của iRTC sẽ giúp học viên có thể xác định được phong cách lãnh đạo phù hợp với mình cũng như khắc phục những điểm chưa phù hợp.

Khóa học Kỹ năng lãnh đạo được Trung tâm đào tạo iRTC xây dựng với mục đích giúp cho học viên nắm được những kỹ năng lãnh đạo cần thiết, biết cách quản lý – theo dõi công việc của cấp dưới và xây dựng được phong cách lãnh đạo phù hợp.

Khóa học sẽ được đào tạo bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh các kiến thức về lãnh đạo, học viên sẽ được giảng viên hướng dẫn hình thành phong cách quản lý phù hợp, chia sẻ những tình huống cụ thể cũng như cách giải quyết phù hợp.

Khóa học kỹ năng lãnh đạo bao gồm các hoạt động:

Cảm nhận của học viên về khóa học Kỹ năng Lãnh Đạo

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ IRTC

Trụ sở chính    :  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

VP Hà Nội        :  Số 4 Ngõ 389 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại        :  028 667 02879 - Hotline: 0902 419 079

Email               :  [email protected] - [email protected]

Website           :  irtc.edu.vn - lean6sigma.edu.vn - tuvaniso.com.vn

Facebook          :  https://www.facebook.com/irtc.edu.vn

Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta không đẩy lùi được “nguy cơ tụt hậu” về kinh tế như đã chỉ ra hơn 30 năm trước và “tụt hậu” cứ đeo đẳng chúng ta?

Phát biểu ở Quốc hội mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét về kinh tế nước ta: "Nhìn vào thực chất cũng rất lo”.

Ông nói thêm, thấy tốc độ phát triển của thế giới mà “rất sốt ruột", "chúng ta không thể chậm được so với thế giới, so với những nước phát triển”.

Ông viết: “Tuy tốc độ tăng trưởng cao, song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn hiện hữu, nguy cơ kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khó tiệm cận với các nước đang phát triển”.

Những phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm là rất thẳng thắn, trách nhiệm và đầy trăn trở vì “tụt hậu xa hơn về kinh tế” đã được xác định là 1 trong 4 nguy cơ lớn nhất của nước ta từ Đại hội VII năm 1991, qua nhiều kỳ đại hội, đến nay.

Chúng ta muốn phát triển vượt bậc thì cần phóng tầm mắt ra xa, xem thế giới phát triển như thế nào, bằng phương cách gì, chứ không chỉ nhìn vào chính chúng ta hay nhìn lại để so sánh với chính mình trong quá khứ.

“Nhìn vào thực chất cũng rất lo”

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 1990, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của thế giới là 4.168 USD và của Việt Nam là 98 USD, cách nhau 4.070 USD.

Đến năm 2023, GDP bình quân đầu người của thế giới là 13.138 USD và của Việt Nam là 4.346 USD, cách nhau 8.792 USD.

Vẫn biết, tăng trưởng kinh tế cao giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia. Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu chúng ta mới theo kịp với mức trung bình của thế giới.

Theo kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, trong 15 năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ tăng 1.600 USD, trong khi Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc tăng lần lượt là 3.600 USD, 6.500 USD và 16.000 USD.

Xét về quy mô, tổng GDP của Việt Nam chỉ tăng 160 tỷ USD, trong khi Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc tăng tương ứng là 270, 200, 700 và 850 tỷ USD. Điều này cho thấy, mặc dù GDP của nước ta nằm trong số cao của thế giới, nhưng số tuyệt đối này rất nhỏ và khoảng cách của Việt Nam so với các nước vẫn còn xa.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đã chững lại.

Mười năm lần thứ nhất (1991-2000) tốc độ tăng GDP bình quân là 7,56%; 10 năm lần thứ hai (2001-2010) là 6,61%; 10 năm lần thứ 3 (2011-2020) đạt 6%. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt hơn 5,2% và vì vậy, nếu muốn tăng trưởng đạt mục tiêu 7% thì năm 2024 và 2025 tăng trưởng phải đạt gần 9%. Đây là tốc độ ngoài tầm với bởi các động lực tăng trưởng đã co lại.

Nhìn sang các quốc gia Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, họ đã từng có giai đoạn phát triển thần kỳ 2 con số trong suốt hơn thập kỷ.

Nhà kinh tế Trần Sỹ Chương giải thích: Muốn nền kinh tế phát triển cần xem định luật máy bay cất cánh. Máy bay không thể chạy từ từ rồi cất cánh mà phải có gia tốc để trong vòng 1 cây số phải cất cánh, nếu không thì không cất cánh được, thậm chí còn xuống hố. Với nền kinh tế thì hố là bẫy thu nhập trung bình.

Cần có các nhà lãnh đạo năng động

Bẫy thu nhập trung bình cũng đang giăng ra nếu xét ở góc độ mức chuẩn GNI/người của Ngân hàng Thế giới liên tục được nâng cao thêm hằng năm.

Năm 2024, để trở thành nước thu nhập trung bình cao mức GNI/người phải đạt là 4.466-13.845 USD và để trở thành nước thu nhập cao, mức GNI/người phải đạt là trên 14.000 USD.

Theo kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, năm 2023, GNI/người của Việt Nam đạt mức 4.180 USD, còn khoảng cách xa so với chuẩn thu nhập trung bình cao.

Kenichi Ohno, Giáo sư danh dự, Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) nhận xét rằng, có rất nhiều biểu hiện về việc Việt Nam mắc bẫy thu nhập trung bình như tăng trưởng chậm lại ở mức trung bình; thiếu kỹ sư, nhà đổi mới và nhà khoa học có tay nghề cao; năng suất lao động và TFP ở mức trung bình; phụ thuộc nhiều vào FDI và tham gia mờ nhạt vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Bẫy thu nhập trung bình là tình huống một nước bị mắc kẹt tại mức thu nhập nhất định do hạn chế về nguồn lực và lợi thế, và không thể vượt quá ngưỡng đó.

Ông Ohno cho rằng, tăng trưởng dựa vào FDI, hỗ trợ các dự án lớn, dựa vào tài nguyên… rồi sẽ đến hồi kết thúc. Nguồn lực cho sự phát triển đích thực là tạo ra giá trị được thực hiện bởi người dân và doanh nghiệp của quốc gia.

Các quốc gia có thể đạt mức thu nhập trung bình nhờ tự do hóa, tư nhân hóa và hội nhập quốc tế, nhưng đạt mức thu nhập cao hơn đòi hỏi nỗ lực chính sách để kích thích sự năng động của khu vực tư nhân.

Tuy từ năm 2008 Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhưng nếu không có đường lối, chính sách mang tính đột phá thì thời gian đuổi kịp các nước trong khu vực về thu nhập bình quân đầu người sẽ kéo rất dài.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta không đẩy lùi được “nguy cơ tụt hậu” về kinh tế như đã chỉ ra hơn 30 năm trước và “tụt hậu” cứ đeo đẳng chúng ta?

Việt Nam có thể vươn lên từ mức thu nhập trung bình cao đến mức thu nhập cao vào năm 2045 hay không. Đâu là điều kiện để Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình và tiếp tục phát triển bền vững trong hai thập niên tới?

Xin trích dẫn hai gợi ý quan trọng của GS Ohno khi phát biểu trước nhiều nhà hoạch định chính sách và các học giả Việt Nam ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Việt Nam cần có các nhà lãnh đạo năng động, khôn ngoan về kinh tế và đích thân chỉ đạo các chính sách (quản lý từ trên xuống); và các nhà kỹ trị có năng lực, tận tâm và trong sạch đối với việc thực thi chính sách (khả năng từ dưới lên).

Giới thiệu về Trại hè Hùng biện và Lãnh đạo

Hùng biện và lãnh đạo luôn là hai trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ người thành công nào cũng cần phải trau dồi, đặc biệt là các bạn trẻ công dân toàn cầu trong thế kỷ 21. Trại hè hùng biện và kỹ năng lãnh đạo tại Singapore được tổ chức dành cho các bạn trẻ đam mê tìm hiểu các vấn đề xã hội trên thế giới và mong muốn thể hiện quan điểm riêng của mình về các vấn đề đó bằng tiếng Anh. Ngoài ra, các bạn còn được phát triển và thể hiện tài năng hùng biện của mình trước đám đông, đồng thời nâng cao năng lực tư duy logic cũng như khả năng tiếng Anh của mình. Qua các năm tổ chức thành công trước đây, trại hè đã và đang trở thành sân chơi truyền cảm hứng cho các bạn trẻ từ lứa tuổi 8-17 tuổi từ khắp nơi trên thế giới, giúp các bạn có góc nhìn mới mẻ về Kỹ năng lãnh đạo và nâng cao khả năng hùng biện, chinh phục đám đông.

Nâng cao kỹ năng thuyết trình tiếng Anh và vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông

• Học viên sẽ tham gia những buổi học và hoạt động thực tế thực tế tập trung chính vào kỹ năng nói và tranh luận bằng tiếng Anh, đặc biệt tập trung quanh các chủ đề đang được quan tâm trên thế giới. • Kỹ năng của học viên được kiểm tra qua những bài thuyết trình bằng tiếng Anh. • Học viên sẽ được trang bị không chỉ tiếng Anh mà còn là khả năng diễn đạt tự tin, rành mạch, logic để trình bày ý tưởng của mình trước đám đông. • Học viên sẽ được kiểm tra để đánh giá trình độ, từ đó được sắp xếp vào lớp phù hợp

Trải nghiệm hành trình khám phá thông quá các hoạt động ngoài trời

• Các hoạt động và trò chơi ngoài trời như Amazing Race đòi hỏi tất cả học viên phải phối hợp làm việc cùng nhau để vượt qua những thử thách. Học viên tham gia sẽ không chỉ có niềm vui mà còn hiểu tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và sự kiên trì, vượt khó khăn.

Trải nghiệm trao đổi học sinh với các trường địa phương tại Singapore

• Học viên được tham gia các chương trình trao đổi học sinh và trải nghiệm cuộc sống của một học sinh, sinh viên Singa- pore, được tiếp xúc với phong cách giáo dục mới, làm quen với các bạn mới.

Tham quan các trường đại học nổi tiếng của Singapore và tham gia các workshops về văn hóa

• Tham quan và tìm hiểu về các trường đại học nổi tiếng cũng như triết lý giáo dục của Singapore • Trải nghiệm trực tiếp các workshops văn hóa các môn nghệ thuật của người bản địa

Thưởng thức vẻ đẹp của đất nước Singapore

• Tour thăm quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mang tính biểu tượng của Singapore như Gardens by the Bay, Merlion Park, Marina Bay Sands, Universal Studio…

Giao lưu, làm quen với bạn bè quốc tế

• Học tập và hoạt động trong môi trường quốc tế với hàng trăm bạn trẻ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, giúp học viên có bước chuẩn bị cho cuộc sống du học sau này.

Trải nghiệm cuộc sống tự lập khi du học

• Làm quen với cuộc sống tự lập, tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt trong kí túc xá… như một du học sinh.

Được trao chứng chỉ sau khi kết thúc trại hè

• Chứng chỉ này có thể được sử dụng bổ sung trong hồ sơ apply du học sau này. • Ngoài ra, mỗi học viên sẽ có nhật ký ghi chép hàng ngày và báo cáo học tập cá nhân sau khi trại hè kết thúc.

Lưu ý: Lịch trình hoạt động và thời gian biểu có thể được điều chỉnh tùy trình độ của học sinh, điều kiện thời tiết và tình hình thực tế.

Hình ảnh trong quá trình học tập của các con

Hình ảnh trong quá trình học tập của các con

Hình ảnh trong quá trình đi dã ngoại của các con

Hình ảnh trong quá trình dã ngoại của các con

Hàng ngàn ba mẹ và các con đã tin tưởng lựa chọn VietPhil Camp để đồng hành mỗi mùa hè từ năm 2015 trên khắp các thành phố từ Philippines, Malta – Châu Âu, Mỹ, Canada, Singapore, Malaysia, Úc… Ba mẹ hãy cùng xem chia sẻ của hơn 100 phụ huynh đã từng cho con tham dự các chương trình trại hè của VietPhil Camp nhé.

[elfsight_testimonials_slider id=”4″]

Ms. Vivian/Phương Linh – Camp Director Hotline : 0974.400.886/ Email: [email protected]

Hoặc ba mẹ vui lòng điền đầy đủ thông tin trong link dưới đây, VietPhil Camp sẽ liên hệ lại với ba mẹ để tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Có thể bạn chỉ là trưởng nhóm hay trưởng phòng nhưng trong mắt cấp dưới bạn lại là nhà lãnh đạo tài ba, có thể bạn là giám đốc giỏi về năng lực chuyên môn nhưng về khả năng và kỹ năng lãnh đạo bạn lại chưa được đánh giá cao. Vậy làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo giỏi?

1 – Người lãnh đạo là người có tầm nhìn

Hãy hướng bản thân mình và nhân viên vào mục tiêu lớn đã đặt ra của phòng, của công ty. Bạn cần lên kế hoạch thực hiện mục tiêu cho tất cả các nhân viên để họ lấy đó làm định hướng. Hiểu cách nhân viên thực hiện công việc ra sao, hiệu quả thế nào cũng chính là yếu tố giúp bạn lên được kế hoạch chuẩn và định hướng được mục tiêu cho họ.

Có tham vọng trong công việc là điều cần thiết nhưng nó phải theo ý nghĩa tích cực. Tham vọng khi mang ý nghĩa tích cực sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu lớn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Còn tham vọng tiêu cực là cách mà bạn dẫm đạp lên mọi thứ để thành công. Đó là điều sẽ khiến bạn đánh đổi, được nhiều mất nhiều và cuối cùng bạn không có ai bên cạnh. Cần biết điểm đến trong sự nghiệp của bạn là đâu và chấp nhận cơ hội và thách thức. Hãy quan tâm tới những người kế nhiệm tiềm năng.

-    Biết mình: Cần phải biết bản thân mình có ưu nhược điểm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn. Bạn đừng lo sợ khi mình đang ở cương vị lãnh đạo mà lại phải đi học các khóa học quản lý nhân sự hay khóa học hành chính văn phòng ngắn hạn hay bổ sung. Bạn cần phải biết nhiều thứ ở mọi lĩnh vực để có thể tư vấn cho nhân viên của mình. Có thể bạn không giỏi ở những lĩnh vực này nhưng bạn hãy sử dụng nhân viên của bạn giỏi trong lĩnh vực đó. Chắc chắn hiệu quả công việc sẽ rất cao.

-   Quyết đoán: Đôi khi bạn đã đề ra kế hoạch ngay từ ban đầu nhưng mọi thứ thực tế lại không đi theo những gì bạn muốn thậm chí có cả những tình huống phát sinh. Khi đó bạn cần có những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ công việc. Chần chừ 1 phút thôi có thể khiến bạn mất cơ hội và thất bại.

-   Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng sẽ khiến bạn không thể điều khiển được công việc một cách sáng suốt mà còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Hãy xả stress khi quá căng thẳng để đảm bảo sức khỏe và sau đó bạn lại bắt đầu công việc như bình thường.

-  Chấp nhận phê bình: Thể hiện sự tự tin của bạn bằng cách chấp nhận ý kiến ​​tiêu cực của người khác mà không kiêu ngạo hay phục tùng. Tìm kiếm một cái gì đó hữu ích và có tính xây dựng trong bất kỳ lời chỉ trích, phê bình nào và cảm ơn người đó.

[Tham khảo thêm] Cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới

Người lãnh đạo giỏi là người luôn luôn biết lắng nghe một cách chân thành nhất từ nhân viên của mình. Lắng nghe để hiểu họ đang gặp những khó khăn gì. Lắng nghe cẩn thận để hiểu hơn về cuộc sống, vấn đề cân bằng cuộc sống/công việc và khuyến khích các giải pháp của nhân viên.

Chỉ ra sự đồng cảm và kiên nhẫn. Luôn đối xử với đồng nghiệp và nhân viên lịch thiệp và tôn trọng, quan tâm tới từng cá nhân. Nhớ, cách bạn tương tác với mọi người ảnh hưởng tới cách bạn nhận thức về một nhà lãnh đạo.

Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên. Là một người cố vấn. Tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá.

Nhanh chóng biểu dương. Chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về những đóng góp vào công việc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành của họ. Khi điều gì đó xảy ra, đừng bao giờ chỉ trích một nhân viên trước mọi người. Hãy làm nó kín đáo và có tính xây dựng, trừ phi bạn đang có ý định sa thải họ.

Đứng phía sau nhân viên của bạn

Người lãnh đạo không phải lúc nào cũng tiên phong trong mọi việc. Bạn cần cho nhân viên thấy bạn luôn đứng đằng sau sẵn sang hỗ trợ họ để họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

[Tham khảo thêm] Những kỹ năng giao tiếp với khách hàng cần có

Nếu bạn đưa ra những thông tin về một dự án không chính xác, dẫn đến lỗi của nhân viên, hãy xin lỗi và đưa ra hành động khắc phục. Lỗi của ai không còn quan trọng vào thời điểm này, mà là đối mặt một cách có trách nhiệm.

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Bạn cần quản lý xung đột và giúp đỡ mọi người chấp nhận sự thay đổi. Giao tiếp là chìa khóa của vấn đề này. Nếu bạn  có trách nhiệm với công việc, bổn phận và nhân viên của bạn, bạn sẽ tìm ra cách đổi mới để giải quyết lại vấn đề.

Luôn có thái độ tích cực, làm gương trong tất cả mọi việc để nhân viên học tập theo bạn.

Khi bạn phải đối mặt với một quyết định đi ngược lại các giá trị của riêng bạn, hãy lên tiếng. Nếu bạn được yêu cầu làm điều gì đó bất hợp pháp hoặc phi đạo đức, hãy từ chối. Đứng lên trên đôi chân của mình cho chính bản thân và cho quyền lợi của nhân viên và tổ chức.

Khi bạn đã hứa điều gì, hãy tôn trọng lời nói đó. Nếu bạn không thể giữ lời hứa, đừng hứa gì cả. Khi có lỗi sai, thừa nhận và xin lỗi. Điều này sẽ tạo ấn tượng cho quản lý, khách hàng và đồng nghiệp của bạn rằng bạn là một người thật thà.

Đừng truyền những tin đồn không hay hoặc lăp lại những câu chuyện không quan trọng về người khác. Chỉ ra sự tôn trọng người khác, bạn sẽ tránh việc tạo những cơ hội để mọi người bàn tán về bạn.

[Tham khảo] Khóa học quản lý cấp trung chuyên nghiệp

Duy trì sự tự tin, tôn trọng người khác và luôn kiên nhẫn. Luôn dùng khả năng tốt nhất và kỹ năng của bạn cho bất cứ công việc nào, bạn sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của người khác bởi sự thành thật  của bạn.

Nếu bạn được xem như một nhà lãnh đạo thiên bẩm, chấp nhận lời khen đó. Điều đó có nghĩa bạn đã phát triển tính cách và tài năng đặc biệt để truyền cảm hứng cho người khác đi theo bạn. Bạn hiểu rõ tầm nhìn, sự tự tin, kỹ năng tương tác con người, tạo động lực, trách nhiệm và chính trực.