Quy Định Về Trả Lương Trong Thời Gian Thử Việc

Quy Định Về Trả Lương Trong Thời Gian Thử Việc

Khi bắt đầu làm việc tại một doanh nghiệp, tổ chức, người lao động phải trả qua một khoảng thời gian thử việc. Vậy thời gian thử việc có phải đóng BHXH không? Quy định về thời gian thử việc tối đa và mức lương thửu việc là bao nhiêu? Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Trong bài viết này, EFY Việt Nam sẽ giải đáp vướng mắc này.

Trong thời gian thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

-  Theo điều 4, điều 13, điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN gồm:

+ Người làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ tháng 1/1/2018);

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Điều 26, điều 27 Bộ Luật lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định:

+ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

+ Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

=> Thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong thời gian thử việc có phải tham gia BHXH không?

Tuy nhiên: Theo Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động quy định:

- Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.

=> Vậy nên, mặc dù không phải tham gia BHXH cho người lao động thử việc nhưng Công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ 1 khoản tiền tương đương với tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của công ty là 22% (bao gồm: BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%).

- Theo điểm 3 Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/07/2011

Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì người sử dụng và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ.

- Nếu thời gian thử việc doanh nghiệp làm hợp đồng thử việc rõ ràng => Thì không phải đóng BHXH.

- Nếu thời gian thử việc mà ghi trong HĐLĐ dài hạn hoặc > 3 tháng thì sẽ phải đóng BHXH cho cả thời gian thử việc đó.

- Kết thúc thời gian thử việc phải có quyết định là làm tiếp hay nghỉ việc (Nếu làm tiếp phải ký HĐLĐ và phải tham gia BHXH).

Quy định thời gian thử việc tối đa dành cho người lao động

Căn cứ theo điều 26 Bộ luật lao động - Luật số 10/2012/QH13:

Thời gian thử việc tối đa sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau:

- Thời gia thử việc tối đa không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kĩ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Thời gian thử việc tối đa không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Thời gian thử việc tối đa hông quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động

- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không cần phải bồi thường nếu việc làm thử của 2 bên không đạt yêu cầu như đã thoả thuận

Mức tiền lương trong thời gian thử việc

Điều 26 BLLĐ năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Lương thử việc có thể bị tính đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là thu nhập chịu thế thu nhập cá nhân (TNCN). Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Vì vậy, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111.

Tuy nhiên theo quy định này, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN trong các trường hợp sau:

- Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên mà có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công > 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc, nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 15,4 triệu đồng/tháng).

- Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng không làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động sẽ bị khấu trừ 10% tiền lương thử việc.

Trên đây là những chia sẻ về mức lương thử việc và thời gian thử việc tối đa. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho người lao động và bên sử dụng lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng thử việc.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.

Quy định pháp luật về tiền lương trong hợp đồng thử việc

Theo Điều 26 BLLĐ 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

“ Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

- Theo khoản 2 Điều 24 BLLĐ 2019 quy định về điều khoản tiền lương trong hợp đồng thử việc như sau:

“ 2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.”

- Theo khoản 1 Điều 21 BLLĐ 2019 quy định như sau:

“ 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;”

Từ các quy định trên, có thể thấy điều khoản tiền lương là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc. Tiền lương của người lao động (NLĐ) trong thời gian thử việc cũng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Cách ghi điều khoản tiền lương trong hợp đồng thử việc cũng tương tự như hợp đồng lao động, nhưng mức lương thử việc có thể được thỏa thuận thấp hơn mức lương theo hợp đồng lao động (tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc làm thử).

Ngoài thỏa thuận về mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác và các chế độ phúc lợi của NLĐ, hợp đồng thử việc còn thể hiện một số nội dung khác liên quan đến tiền lương như: kỳ hạn trả lương, hình thức trả lương (căn cứ khoản 1 Điều 21 BLLĐ 2019).

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cũng cần lưu ý đến quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 3 Điều 168 BLLĐ 2019. Cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019, người làm theo hợp đồng thử việc cũng được xác định là người lao động.

Căn cứ khoản 3 Điều 168 BLLĐ 2019 quy định “Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.

Căn cứ các quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc, NLĐ làm việc theo hợp đồng thử việc không phải tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc. Từ các căn cứ trên, có thể xác định doanh nghiệp bắt buộc phải trả thêm khoản tiền tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ trong thời gian thử việc.

Ví dụ về cách ghi điều khoản “tiền lương” trong hợp đồng thử việc

Ví dụ: Điều khoản tiền lương trong hợp đồng thử việc:

“a. Mức lương trong thời gian thử việc: 5,000,000 đồng/tháng.

b. Khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật (do người lao động đang làm việc theo hợp đồng thử việc): 1,075,000 đồng/tháng

c. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có): Theo Quy chế trả lương và các quy định nội bộ có liên quan của người sử dụng lao động.

d. Tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác: Theo Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế thưởng và các quy định nội bộ có liên quan của người sử dụng lao động.”

Quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu như thế nào?

Quy định của pháp luật về thang lương, bảng lương như thế nào?

Quy định của pháp luật về kỳ hạn trả lương như thế nào?

Hợp đồng thử việc đảm bảo cho người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định khi chưa có hợp đồng chính thức. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm rõ về những quy định của hợp đồng thử việc và lợi ích của hợp đồng thử việc mang lại.

Hợp đồng thử việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong thời gian chưa làm việc chính thức

Hợp đồng thử việc không được định nghĩa cụ thể, tuy nhiên tại Khoản 1, Điều 24, Bộ Luật lao động 2019 quy định:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức. Trong thời gian thử việc người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện các quy định và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng làm việc chính thức có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Các nội dung về chế độ nâng bậc, nâng lương, các nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay đào tạo nâng cao trình độ được loại ra.

Nội dung chính của hợp đồng thử việc:

Nội dung chính của hợp đồng thử việc gồm các nội dung được quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1, Điều 23, của Bộ Luật lao động 2019. Cụ thể gồm có:

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

Công việc và địa điểm làm việc;

Thời hạn của hợp đồng lao động;

Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ngoài ra, hợp đồng thử việc còn có thể đưa các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thử việc. Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về các Mẫu hợp đồng thử việc.