Ngày 1/12/2024 (Âm lịch: 1/11/2024): Sửu (1-3h), Thìn (7-9h), Ngọ (11-13h), Mùi (13-15h), Tuất (19-21h), Hợi (21-23h).
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 2
Hôm nay đi học ở trường em cảm thấy vui. Ở trường được học bao nhiêu điều hay, thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến. Em thật hạnh phúc khi được đi học và em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 8
Gia đình em sống cùng bà ngoại. Bà em năm nay đã 90 tuổi, mắt bà không thể đọc sách được. Vì vậy, mỗi tối khi làm xong bài tập về nhà, em đều sẽ đọc sách, báo chí hay những câu chuyện cười cho bà nghe. Bà và bố mẹ đều khen em rất ngoan. Em cũng rất thích được trò chuyện cùng bà ngoại. Em mong bà sẽ sống lâu và mạnh khỏe cùng gia đình em.
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 14
Hôm qua là chủ nhật em được nghỉ học nên đã giúp mẹ làm việc nhà. Sau bữa ăn, mẹ rửa bát bằng xà phòng còn em tráng lại bằng nước cho sạch. Em cảm thấy rất vui vì được giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 20
Hôm nay, em được nghỉ học. Em đã cùng anh trai chơi cờ vua. Anh đã dạy em cách đánh cờ. Mặc dù cờ vua là một môn rất khó. Nhưng nhờ anh trai mà em cảm thấy dễ hiểu hơn. Sau đó, anh còn giảng bài giúp em. Hai anh em đã có giây phút bên vui vẻ. Một ngày ở nhà cuối tuần trôi qua thật ý nghĩa.
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 3
Buổi học hôm ấy em rất vui khi quen và nói chuyện được với nhiều bạn mới. Qua câu chuyện các bạn chia sẻ em học được thêm nhiều thứ. Em thấy đi học thật vui và bổ ích!
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 9
Hôm nay, em được nghỉ học. Em đã giúp ông nội trồng cây. Ông đã mua một cây cam giống. Đầu tiên, ông dùng xẻng đào một cái hố rất to. Sau đó, em đặt cây vào hố, giữ cho cây đứng thẳng. Còn ông thì đắp đất lên. Cuối cùng, em lấy nước tưới cho cây. Em mong cây sẽ lớn thật nhanh.
Viết 2-3 câu ghi lại những việc em đã làm trong ngày hôm nay - mẫu 22
Thứ sáu tuần này, em được nghỉ học. Em đã giúp mẹ việc nhà. Đầu tiên, em phơi quần áo. Tiếp đến, em quét dọn sân nhà. Cuối cùng, em còn rửa bát giúp mẹ nữa. Mẹ đã khen em ngoan ngoãn. Điều đó khiến em cảm thấy rất hạnh phúc. Một ngày trôi qua thật là vui.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 3 hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Nhiều quốc gia châu Á thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần, khi giờ hành chính kéo dài gây mệt mỏi và không tỷ lệ thuận với năng suất lao động.
Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng từ lâu với văn hóa làm việc khắc nghiệt, hiện đi đầu trong xu hướng mới tại châu Á. Một số công ty lớn ở nước này đã bắt kịp xu hướng khi công bố kế hoạch cắt giảm số ngày làm việc trong tuần.
Hồi tháng 4, tập đoàn Hitachi thông báo áp dụng thử nghiệm 4 ngày làm việc/tuần cho khoảng 15.000 nhân viên, dự kiến kết thúc vào tháng 3 năm sau. Cùng tháng, nhà phát triển trò chơi Game Freak, nổi tiếng với tựa game Pokemon, cũng cho biết đã thử nghiệm chương trình cắt giảm ngày làm việc với một số nhân viên. Các công ty tên tuổi khác như Panasonic Holdings và NEC cũng xem xét các biện pháp này.
Nhiều quốc gia khác khắp châu Á đang dần áp dụng chính sách tương tự.
Tại Indonesia, công ty cho vay ngang hàng Alami đã giới thiệu chính sách tuần làm việc 4 ngày từ năm 2021, trong nỗ lực cải thiện sức khỏe tinh thần và năng suất lao động cho nhân viên.
Năm 2019, công ty giáo dục Eduwill trở thành đơn vị đầu tiên tại Hàn Quốc áp dụng chính sách tuần làm việc 4 ngày.
Sáng kiến của Eduwill đã thúc đẩy bà Sim Sang-jung thuộc đảng Công lý, người từng là ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 3, coi kế hoạch làm việc 4 ngày/tuần là một trong những chính sách tranh cử quan trọng.
Tại Ấn Độ, theo các quy định lao động sẽ được áp dụng trong năm nay, người lao động có thể được chọn làm việc 4 ngày/tuần, dù tổng thời gian làm việc khoảng 48 giờ/tuần sẽ không đổi.
Nhân viên SMBC Nikko Securities Inc. làm việc tại văn phòng công ty ở Tokyo ngày 30/6/2011. Ảnh: Reuters.
Xu hướng này xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều công ty lẫn nhân viên suy nghĩ lại về cách thức làm việc. Các cuộc khảo sát ở nhiều nước châu Á cho thấy tuần làm việc ngắn hơn là một trong những chính sách được người lao động mong muốn nhất.
Persol Holdings, "gã khổng lồ" ngành nhân sự Nhật Bản, gần đây đã khảo sát khoảng 1.000 nhân viên về những chính sách mà họ mong muốn công ty sẽ áp dụng. 23,5% nhân viên, chiếm tỷ lệ lớn nhất, ủng hộ tuần làm việc 3-4 ngày.
Tác động từ đại dịch Covid-19 lên cách làm việc chỉ là một phần của câu chuyện. Nỗ lực rút ngắn ngày làm cũng là một phần trong làn sóng phản ứng của người lao động với thời gian làm việc vốn đã quá dài ở châu Á.
Nhật Bản đã vật lộn với "karoshi" (tình trạng người lao động tử vong do làm việc quá sức) trong nhiều thập kỷ. Trong vòng một năm tính đến tháng 3/2021, quốc gia này ghi nhận hơn 2.800 yêu cầu bồi thường liên quan đến "karoshi", tăng 43% so với thập niên trước, theo số liệu từ chính phủ Nhật Bản.
Năm 2015, câu chuyện một nữ nhân viên 24 tuổi thuộc công ty quảng cáo Dentsu tự tử sau khi phải tăng ca quá nhiều đã làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt từ dư luận Nhật Bản.
Các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc cũng nổi tiếng về tình trạng người lao động làm việc quá sức.
Tại Trung Quốc, văn hóa làm việc "996" rất phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Theo văn hóa này, nhân viên sẽ là việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người Hàn Quốc làm việc trung bình 1.908 giờ năm 2020, cao nhất ở châu Á và nhiều hơn 221 giờ so với mức trung bình mà OECD đưa ra.
Yuikmi Takahashi (phải), mẹ của Matsuri Takahashi, nữ nhân viên 24 tuổi tự tử sau khi tăng ca quá nhiều, tại buổi họp báo cùng Bộ Y tế Nhật Bản ngày 7/10/2016. Ảnh: AP.
Thời gian làm việc kéo dài gây mệt mỏi cũng khiến nhiều quốc gia châu Á vật lộn với năng suất lao động thấp.
Báo cáo của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) năm 2021 cho thấy nhiều quốc gia ở châu Á, ngoại trừ Singapore, thua kém phương Tây về năng suất lao động. Năng suất lao động trung bình của các nước ASEAN thấp hơn 81% so với Mỹ, theo APO.
Một số người cho rằng chỉ các công ty thay đổi chính sách làm việc là không đủ, mà cần nhiều động thái hơn từ phía chính phủ các nước.
Ở phương Tây, doanh nghiệp được yêu cầu quy định khoảng thời gian nghỉ giữa các ca làm, lương làm ngoài giờ cũng được chi trả hào phóng. Trong khi đó, tiền lương tăng ca ở Nhật thường chỉ hơn bình thường 25%, thấp hơn nhiều so với ở Mỹ hoặc Anh.
"Văn hóa làm thêm giờ ở Nhật Bản là một món hời đối với các doanh nghiệp", Yoshie Komuro, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Work Life Balance, Tokyo, nhận định.
Một nhân viên chợp mắt bên trong trụ sở của tập đoàn Alibaba tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, Bộ Nguồn Nhân lực Trung Quốc đã "dội một gáo nước lạnh" vào đề xuất làm việc 4,5 ngày (36 giờ) mỗi tuần được các đại biểu quốc hội đưa ra năm ngoái.
"Không có cơ sở thực tế nào để rút ngắn thời gian làm việc hơn nữa, điều này sẽ tạo gánh nặng tài chính lên các doanh nghiệp. Người sử dụng lao động sẽ phải trả thêm từ 150% đến 300% mức lương cơ bản cho thời gian làm thêm giờ", Bộ Nguồn Nhân lực Trung Quốc cho biết.
Rút ngắn thời gian làm việc trong tuần cũng kéo theo nhiều thách thức thực tế.
Kyoko Kida, tổng biên tập trang tuyển dụng Doda của Nhật Bản, cho biết một số công ty áp dụng chính sách làm việc 4 ngày/tuần đã nêu ra một loạt vấn đề, như khối lượng công việc dồn về tay một số nhân viên hoặc người quản lý. Việc chấm công và tính lương cũng trở nên phức tạp hơn.
"Nếu áp dụng chính sách làm việc 4 ngày/tuần mà thiếu quá trình chuẩn bị thích hợp sẽ chỉ dẫn đến đến thất bại", ông Kida khẳng định.