Còn nguồn chủ yếu của luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
Điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động mới nhất
So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 này có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
- Quốc khánh được nghỉ 02 ngày: Cụ thể Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền trước hoặc liền sau ngày Quốc khánh (ngày 01/9) hằng năm và được hưởng nguyên lương.
- Người lao động không còn ký hợp đồng lao động theo mùa vụ với người sử dụng lao động: Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 chỉ đưa ra hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn mà không còn đề cập đến hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng như trước.
- Tăng thời gian làm thêm lên 40 giờ/tháng: Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, số giờ làm thêm trong tháng đã tăng từ 30 giờ lên 40 giờ và quy định cụ thể các trường hợp được làm thêm đến 300 giờ/năm như: Gia công xuất khẩu sản phẩm (dệt, may, da, giày…); cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu…
- Thưởng cho người lao động có thể không phải bằng tiền: Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng thay vì tiền thưởng như trước đây. Do đó, khái niệm thưởng đã được mở rộng hơn so với Bộ luật Lao động 2012…
Xem thêm: Toàn bộ 26 điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 cần chú ý
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề; nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Nguyên tắc bảo vệ người lao động
Nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện: Làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và sinh hoạt lành mạnh.
Các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất
Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu
Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 50/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định 83/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Nghị định 99/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con
Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên
Thông tư 04/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng
Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Thông tư 12/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Thông tư 5/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư 20/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển
Công văn hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Công văn 308/CV-PC của Vụ Pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh
Công văn 10180/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động
Trên đây là thông tin về: Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Ngoài đối tương điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và hệ thống các nguyên tắc cơ bản thì nguồn luật cũng là một trong những cơ sở để xác định luật lao động là một ngành luật độc lập.
Nguồn là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh.
Nguồn của luật lao động là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.