Tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm số lượng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng của thị trường trong nước cũng rất lớn, chính vì vậy nên lượng tôm đông lạnh được sản xuất ngày càng tăng. Trong bài viết này, bạn đọc có thể tìm hiểu nhu cầu sử dụng tôm đông lạnh của thị trường và thông tin chi tiết về chi tiết về quy trình sản xuất tôm đông lạnh được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, cấp đông tôm công ty Cơ Khí Anpha đã tìm hiểu và chia sẻ bên dưới.
Đóng gói tôm để bảo quản và đưa đi tiêu thụ
Tôm sau khi được kiểm tra chất lượng hoàn tất sẽ được đưa đến bộ phận đóng gói để đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói tự động chuyên dụng. Sau đó, tôm đông lạnh được vận chuyển đến kho bảo quản ở mức nhiệt – 180 độ C hoặc được vận chuyển đi phân phối, tiêu thụ khắp thị trường. Phương tiện dùng để vận chuyển tôm đông lạnh đi tiêu thụ phải đảm bảo tiêu chuẩn nhiệt độ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của tôm.
Qua những thông tin chi tiết công ty Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ đến bạn đọc về quy trình sản xuất tôm đông lạnh được ứng dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thêm được những thông tin có ích.
Bốn tháng đầu năm 2024, phile cá tra đông lạnh tiếp tục là mặt hàng cá tra chủ lực xuất khẩu sang Mỹ, chiếm tới 98% tỷ trọng.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 4/2024 tăng tới 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 38 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, Mỹ chi 102 triệu USD để nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, tương ứng tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Theo VASEP, kể từ đầu năm tới nay, Mỹ liên tục tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng từ Việt Nam. Tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ với kim ngạch 295.000 USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 2, giá trị mặt hàng này xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 114.000 USD, tháng 3 đạt 150.000 USD, tháng 4 đạt hơn 300.000 USD.
Khác với nhu cầu tăng tiêu thụ cá tra giá trị gia tăng, nhập khẩu cá tra đông lạnh trong tháng 4/2024 của Mỹ chứng kiến giảm 72% YoY, đạt 165.000 USD. Tổng xuất khẩu cá tra đông lạnh Việt Nam sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay, đạt gần 1 triệu USD, giảm 28% YoY.
Phile cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng cá tra chủ lực xuất khẩu sang Mỹ. Tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phile đông lạnh sang Mỹ đạt hơn 37 triệu USD, tăng 35% YoY.
Đây là giá trị cao nhất Mỹ nhập khẩu từ đầu năm nay đối với các sản phẩm cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi).
Tính đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu phile cá tra đông lạnh sang Mỹ đạt hơn 100 triệu USD, tăng 19% YoY, chiếm 98% tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
VASEP cho rằng, người tiêu dùng Mỹ đang tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá thịt trắng, đặc biệt là cá tra từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 4 và trong 4 tháng đầu năm nay có nhiều tín hiệu khởi sắc sau khi liên tục sụt giảm trong năm 2023.
Vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia và giới thiệu các sản phẩm cá tra Việt Nam tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ. Với lợi thế của loài cá thịt trắng thơm ngon, phù hợp chế biến đa dạng món ăn từ fillet đóng gói, sản phẩm đông lạnh đến sản phẩm chế biến sẵn như fish sticks hay fish burgers, đã hấp dẫn được các nhà nhập khẩu đến từ thị trường này.
Bên cạnh đó, việc các nguồn cung cá thịt trắng cho Mỹ đang giảm trong bối cảnh khan hiếm các sản phẩm cá thịt trắng khác như cá rô phi cũng là tín hiệu khả quan cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Về doanh nghiệp, Vĩnh Hoàn hiện là một trong những doanh nghiệp xuất Việt Nam xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Mỹ. Sau mức giảm 20% YoY trong tháng 3, Vĩnh Hoàn đã ghi nhận phục hồi doanh thu tại thị trường này với +33% YoY, lên mức 411 tỷ đồng.
Đối với IDI, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả chống bán phá giá cá tra đợt rà soát POR 19, mức thuế của IDI xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm từ 2,39 USD/kg xuống mức 0,18 USD/kg. Điều này góp phần để IDI đưa ra kết quả xuất khẩu cá tra dự kiến năm 2024 là 136,3 triệu USD, tăng 27% so với năm trước.
Phân loại và xử lý nguyên liệu lần 1
Tôm sau khi tuyển lựa xong sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để phân loại và xử lý bước đầu.
Tôm được phân loại theo kích thước cho đồng đều, sau đó được rửa trong nước có chứa nồng độ từ 50 – 100ppm Chlorine ở nhiệt độ thấp hơn 7 độ C. Trong quá trình đưa tôm vào dung dịch nước Chlorine để làm sạch cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm cho tôm bị va đập mạnh gây ảnh hưởng đến chất lượng khi đông lạnh.
Tôm sau khi được rửa sạch sẽ đưa đi bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 0 – 5 độ C, thời gian bảo quản lạnh tôm không vượt quá 24 tiếng.
Thùng dùng để bảo quản lạnh tôm phải được xử lý, khử trùng kỹ càng trước khi sử dụng. Chỉ bảo quản tôm bằng đá và muối, không sử dụng thêm bất kỳ một loại nguyên phụ liệu nào khác. Bên ngoài thùng bảo quản nên ghi rõ ngày giờ để thuận tiện cho việc theo dõi, xử lý sau khi bảo quản lạnh.
Công đoạn tiếp theo, tôm sẽ được rửa lại lần thứ 2 để tiếp tục sơ chế. Nước dùng để rửa tôm vẫn giống lần đầu, chứa khoảng 10ppm Chlorine ở nhiệt độ dưới 7 độ C.
Sau khi được làm sạch với nước chứa Chlorine, tôm được đưa đến khu vực tiếp theo để xử lý phần đầu, đầu tôm sẽ được cắt bỏ hoàn toàn, phần ruột trên thân tôm cũng được rút sạch.
Trong quá trình làm đầu tôm, tôm cần được bảo quản trong đá lạnh dưới 4 độ C để giữ cho tôm luôn tươi.
Tôm đã được làm sạch sẽ đưa đi rửa lần thứ 3 để loại bỏ tạp chất và các vi sinh bám lên tôm trong quá trình xử lý đầu.
Nước rửa tôm vẫn sử dụng nước dưới 7 độ C và nồng độ Chlorine là 10ppm.
Công đoạn tiếp theo là sắp xếp tôm vào khuôn và cân để đảm bảo trọng lượng của tôm đúng với trọng lượng được yêu cầu.
Sau khi sắp xếp xong, tôm sẽ được cấp đông để giữ cho tôm luôn nguyên vẹn đồng thời cũng ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh có thể làm chất lượng tôm bị ảnh hưởng. Nhiệt độ cấp đông tôm khoảng -450 độ C.
Hộp đóng gói tôm đông lạnh sẽ được đưa qua máy dò tìm kim loại để đảm bảo trong hộp tôm đông lạnh thành phẩm không lẫn kim loại từ các công đoạn xử lý trước đó.
Quy trình sản xuất tôm đông lạnh chi tiết từng bước
Dưới đây là thông tin chi tiết từng bước trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh được áp dụng tại hầu hết các cơ sở sản xuất trên thị trường hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo:
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất tôm đông lạnh phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, tôm phải còn tươi sống, không bị tróc vỏ hay có mùi hôi. Chỉ những con tôm đạt tiêu chuẩn mới được lựa chọn để đưa vào các công đoạn sản xuất tiếp theo.
Tổng quan về ngành sản xuất, xuất khẩu tôm đông lạnh
Nước ta là một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản rất cao và tôm là một trong những loại thủy sản nằm trong top đầu, chiếm đến 40 – 50% tổng lượng kim ngạch. Mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam được xuất ra hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó nổi bật là 5 thị trường có số lượng xuất khẩu lớn nhất như: Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về sản lượng tôm xuất khẩu, tổng giá trị thu về lên đến gần 4 tỷ USD.
Tôm đông lạnh không chỉ phục vụ cho mục đích xuất khẩu, mà sản lượng tôm đông lạnh phục vụ cho thị trường trong nước cũng ở mức rất cao.