Logistics là chuyên ngành về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngành học liên quan đến chuỗi các hoạt động từ việc lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của xe hàng hóa. Việc này có thể kể đến là kiểm soát nguồn đầu vào (nhiên liệu, vật tư) và đầu ra (sản phẩm cuối cùng) từ điểm xuất phát tới nơi tiêu thụ.
Cơ hội việc làm của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn do có sự gia tăng của thương mại toàn cầu và mối quan tâm ngày càng cao đối với việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển, lưu kho, và quản lý chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số cơ hội việc làm trong lĩnh vực này:
Cơ hội việc làm trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đa dạng và có tiềm năng phát triển cao, đặc biệt trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay. Điều này tạo cơ hội cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này và phát triển trong nhiều vai trò khác nhau.
Bài viết trên đã giúp bạn giải quyết cho câu hỏi “Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì?”. Nếu bạn đang tìm một ngôi trường để học ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng thì HUFLIT là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn.
Chương trình đào tạo rõ ràng
Khi theo học ngành Logistics tại HUFLIT, sinh viên sẽ được học các môn đại cương và các môn chuyên ngành. Chương trình đào tạo chuẩn, hệ chính quy 4 năm, sinh viên cần tích lũy đủ 140 tín chỉ, bao gồm: Quản trị học, Marketing, Kinh tế học, Đạo đức kinh doanh, Giao dịch ngoại thương, Vận tải quốc tế, Logistics quốc tế, Quản trị rủi ro,…
Học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại HUFLIT
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào? HUFLIT tự tin là một trong những trường đào tạo chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tốt. Với chương trình hiện đại, rõ ràng, các phương pháp giảng dạy phù hợp và giúp các sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cần thiết.
Cơ hội việc làm của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 4000 doanh nghiệp dịch vụ Logistics. Vì vậy, nhu cầu nhân lực về ngành này vào năm 2030 có thể lên đến hơn 200.000 nhân viên. Đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Logistics sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc ở các vị trí như:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có được vay vốn tín dụng hay không?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng được vay vốn tín dụng, cụ thể gồm:
(1) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
(2) Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
(3) Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Tuy nhiên, 03 nhóm đối tượng nêu trên phải đáp ứng điều kiện vay vốn được nêu tại Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg như sau:
- Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn (1), (2), (3).
- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
- Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì tại HUFLIT
Sinh viên ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng sẽ có các môn học đại cương và chuyên ngành theo tín chỉ như sau:
Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, Nguyên lý cơ bản về quản trị tổ chức, Vận hành chuỗi cung ứng, Quản trị dịch vụ chuỗi cung ứng, Đo lường kết quả chuỗi cung ứng, Khởi nghiệp, Phát triển nhân sự Logistic và chuỗi cung ứng, Quản trị dự án, Quản trị chiến lược.
Sinh viên sẽ học được gì với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng?
Theo học ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về các hoạt động Logistics, vận tải, quản lý cung ứng,… Sau khi ra trường, sinh viên theo học ngành này sẽ được làm việc trong môi trường quốc tế và chuyên sâu.
Vì vậy, hầu hết các môn học trong lĩnh vực sẽ được giảng dạy bằng tiếng anh để rèn luyện khả năng ngoại ngữ cho mỗi sinh viên.
Đối tượng được miễn học phí 2024 gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn học phí như sau:
(1) Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
(2) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
(3) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
(4) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(5) Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(6) Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại (5) được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
(7) Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.
(8) Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
(9) Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại (8) được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
(10) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
(11) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
(12) Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(13) Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
(14) Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
(15) Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP.
(16) Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
(17) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
(18) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
(19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.