Địa chỉ: Số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Đại diện cho Kinh tế Đức tại Việt Nam
Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài hỗ trợ nền ngoại thương của Đức, đại diện cho tiếng nói và lợi ích của Doanh nghiệp Đức tại nước sở tại, đồng thời quảng bá về môi trường đầu tư và kinh doanh của Đức tại nước sở tại.
Cộng đồng Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA Việt Nam)
Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài còn là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng các nhà đầu tư Đức tại nước sở tại. Hiện tại ở Việt Nam, chức năng này do Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đảm nhận (GBA Việt Nam)
Năm 2023, mặc dù tình hình thị trường khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Philippines vẫn đạt 7,8 tỷ USD, trong đó thương mại gạo là điểm sáng.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, Francisco Tiu Laurel Jr, đang có chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, thương mại 2 chiều Việt Nam - Philippines năm 2023 vẫn đạt 7,8 tỷ USD, bất chấp khó khăn về suy giảm kinh tế, thương mại.
Điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước là quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo. Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, nhiều năm duy trì mức trên 1 tỷ USD.
Cụ thể, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines đạt 3,1 triệu tấn, trị giá 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% về trị giá so với năm 2022.
"Với mức chi nhập khẩu gạo từ các nhà cung cấp Việt Nam luôn vượt tỷ USD mỗi năm, cho thấy Philippines đã luôn tin tưởng, lựa chọn gạo Việt Nam làm thực phẩm chính cho khẩu phần hàng ngày và để đảm bảo an ninh lương thực trong nước", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay.
Để củng cố thương mại gạo giữa 2 nước trong thời gian tới, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Philippines tại Hà Nội từ ngày 29-30/01/2024, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ ký Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo.
Đây là một văn kiện quan trọng, đưa ra những định hướng lớn và một số hoạt động phối hợp giữa hai Bên nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo trong giai đoạn 5 năm tới.
Trong bối cảnh năm 2023, tình hình sản xuất lương thực và thương mại gạo toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do tác động của nhiều yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia (Ấn Độ, Nga, UAE), biến đổi khí hậu, El Nino, xung đột, căng thẳng địa chính trị…, hai Bên thúc đẩy, ký kết MOU hợp tác thương mại gạo trong chuyến thăm của Tổng thống Philipines đến Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thiết thực để đảm bảo nhu cầu của hai nền kinh tế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, ngay sau khi Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo được ký kết và có hiệu lực, hai Bên sẽ giao nhiệm vụ cho các đơn vị đầu mối tích cực trao đổi, xây dựng kế hoạch phối hợp để triển khai Bản ghi nhớ.
Bên cạnh thương mại gạo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT Việt Nam để triển khai các thủ tục SPS, sớm mở cửa thị trường cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của nhau.
Nhấn mạnh về việc tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho thương mại nông sản, Bộ trưởng đề nghị hai Bên tận dụng các cơ chế hợp tác song phương hiện có, đặc biệt là cơ chế Tiểu ban thương mại hỗn hợp Việt Nam – Philippines.
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines nhất trí với những đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tiềm năng của hai Bên trong việc thúc đẩy thương mại nông sản.
Liên quan đến thương mại gạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco Tiu Laurel Jr.cho biết, hiện nay gạo Việt Nam đã chiếm 85% thị trường gạo nhập khẩu của Philippines. Phía Bạn đề nghị Việt Nam chia sẻ về dự báo tình hình sản xuất lúa gạo trong năm tới và đề nghị Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định việc xuất khẩu gạo sang Philippines.
Phản hồi phía Philippines, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thông tin lại tới phía Bạn một số dự báo về tình hình sản xuất lúa gạo trong năm nay và khẳng định Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam luôn sẵn sàng cung ứng gạo ổn định và lâu dài cho thị trường Philippines.
Tính chung 9 tháng năm 2024, Việt Nam có 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD sang Trung Quốc, trong đó, có 1 nhóm đạt hơn chục tỷ đô là điện thoại và linh kiện (10,86 tỷ USD).
Theo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã đạt gần 150 tỷ USD.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng qua đạt gần 44 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hết tháng 9, có 10 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có 1 nhóm chục tỷ USD là điện thoại và linh kiện đạt 10,86 tỷ USD.
Tốc độ tăng nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu đầu vào từ thị trường này cũng tăng kỷ lục. 9 tháng, Việt Nam chi 105 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 25,6 tỷ USD).
Có 15 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên.
Cán cân thương mại sau 9 tháng, Việt Nam nhập siêu 61,4 tỷ USD, tăng 70,1%, vượt mức nhập siêu của cả năm ngoái khoảng 12 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tương đối lớn, tuy nhiên cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu nên không quá đáng ngại.
Hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là nguyên phụ liệu sản xuất có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc vận chuyển hai chiều lại gặp nhiều thuận lợi do vị trí địa lý gần gũi nên doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên nhập khẩu từ thị trường này.
Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, giá trị tuyệt đối không thể cao như mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Hợp tác kinh tế thương mại là động lực chính cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Theo ông Lý Ngạn, Phó vụ trưởng Vụ châu Á (Bộ Thương mại Trung Quốc): “Kể từ năm 2004, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và kể từ năm 2016, Việt Nam chính là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, trong đó rau quả là lĩnh vực có trao đổi thương mại ngày càng lớn”.
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hà Lập Phong, ngày 30/9 tại Bắc Kinh, diễn ra trong chuỗi sự kiện kỳ họp thứ 13 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị phía Trung Quốc đẩy tiến độ mở cửa thị trường với nông sản, trái cây có thế mạnh của Việt Nam như quả có múi, bơ, na, roi, thảo quả.
Cùng đó, Bộ trưởng cũng đề xuất nước này sớm ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch với một số trái cây đã xuất khẩu theo diện truyền thống để hàng nông sản Việt Nam có cơ hội nhiều hơn đến tay người tiêu dùng Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cam kết, Chính phủ Việt Nam, Bộ Công thương sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để hàng hóa, nông sản Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tạo điều kiện mở cửa thị trường cho nhiều nông sản của Việt Nam như: tổ yến, sầu riêng tươi, dừa tươi và mới đây là sầu riêng đông lạnh.
Giới chuyên gia kinh tế nhận định, cánh cửa xuất khẩu trái cây Việt Nam đang mở rộng, nhiều mặt hàng kỳ vọng sẽ đạt tỷ USD trong những năm tới... Năm ngoái, chỉ sau hơn 1 năm mở cửa cho sầu riêng tươi, mặt hàng này đã có doanh thu xuất khẩu hơn 2 tỷ USD .
Đề cập quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Hà Lập Phong khẳng định, quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và ngày càng đi vào thực chất.
Bằng chứng là Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn hàng nông sản từ thị trường châu Á, và khu vực ASEAN, trong đó, nông sản nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 20% thị phần. Trái cây Việt Nam như: thanh long, sầu riêng... được đông đảo người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Theo ông Hà Lập Phong, tới đây, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội chợ nhập khẩu lần thứ 7 tại Thượng Hải. Đây là sáng kiến do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khởi xướng, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể tham gia. Thông qua Hội chợ, doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng xuất khẩu nông sản chất lượng cao đến người tiêu dùng Trung Quốc và các thị trường đối tác khác.
Việt Nam và Trung Quốc đã và đang là đối tác hợp tác kinh tế thương mại hàng đầu của nhau. Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và ở chiều ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN; là quốc gia có quy mô thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới năm 2023.
- Mới đây, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) đã tiến hành cuộc khảo sát về tác động của dịch virus Corona (Covid-19) tới cộng đồng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam. Cuộc khảo sát gồm 7 câu hỏi với sự tham dự của 84 nhà đầu tư Đức tại Việt Nam từ nhiều lĩnh vực khác nhau.