Bệnh mất tập trung ở trẻ em khá phổ biến. Loại bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển não bộ của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ các biểu hiện, nguyên nhân và tìm cho con em mình những biện pháp chữa trị phù hợp.
Sử dụng các thiết bị công nghệ
Một số cha mẹ thường xuyên để bé sử dụng các thiết bị công nghệ như: iPad, smartphone...mà không giới hạn thời gian dùng. Các bậc phụ huynh không biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính...có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.
Bên cạnh một số nguyên nhân tác động thường ngày, bệnh mất tập trung có thể còn xuất phát từ di truyền. Theo đó, yếu tố rối loạn di truyền có thể gây nên tình trạng trẻ chậm phát triển. Bệnh lý này có thể gặp khi mang thai hoặc khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh dẫn đến trẻ chậm phát triển, mất đi khả năng tập trung.
Chữa bệnh mất tập trung bằng thuốc
Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất
Việc chữa bệnh bằng thuốc đã trở nên quá thông dụng đối với bất kỳ một loại bệnh nào. Để chữa bệnh mất tập trung cho trẻ, cha mẹ có thể đến gặp bác sĩ hoặc đưa trẻ trực tiếp đến gặp bác sĩ để thăm khám và được kê thuốc. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn và kê thuốc phù hợp nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, kết hợp với những phương pháp trị liệu bác sĩ đưa ra, trẻ có thể phần nào cải thiện được khả năng tập trung theo thời gian.
Dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài
Trẻ dễ bị phân tâm bởi những sự việc xung quanh
Biểu hiện của trẻ mất tập trung còn ở việc trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, từ đó làm trẻ mất tập trung khi học. Những trò chơi, những bộ phim, tiếng ồn hay những cuộc nói chuyện của người khác sẽ rất dễ khiến bé bị phân tâm.
Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, cha mẹ. Vì thực tế, trước đó bé không tập trung nghe lời.
Bệnh mất tập trung ở trẻ còn thể hiện ở điểm trẻ khó hòa nhập. Việc mất tập trung, giảm khả năng chú ý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học và phát triển về mặt xã hội của các bé. Các bé sẽ cảm thấy khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, thầy cô hay những người xung quanh chỉ vì thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi hơn với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ còn cảm thấy chán học, không chú ý học, thậm chí bỏ bê học hành và đánh mất đi cơ hội thành công.
Cách chữa bệnh mất tập trung ở trẻ
Các bậc phụ huynh có con em đang mắc phải căn bệnh mất tập trung có thể tham khảo các cách chữa sau:
Biểu hiện của trẻ bị mất tập trung
Trẻ bị mất tập trung thông thường sẽ có nhiều kiểu biểu hiện khác nhau như:
Không thể tập trung lâu vào 1 việc
Biểu hiện của trẻ bị mất tập trung
Trẻ sẽ khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Do vậy, trẻ không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà, hoặc các trách nhiệm công việc được giao mặc dù không phải do cố tình chống đối hoặc không có khả năng làm.
Khi mất tập trung, trẻ thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ làm sai hoặc hiểu không đúng. Trong học tập, các em sẽ không chú ý nghe lời giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài. Khi ở nhà, các em không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn học bài hoặc hướng dẫn làm một việc gì đó.
Nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ
Sau khi nhận diện được các biểu hiện của bệnh mất tập trung ở trẻ, cha mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ càng các tác nhân gây nên loại bệnh này để có những phương pháp giúp trẻ cải thiện phù hợp.
Phương pháp giáo dục là một trong những nguyên nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến việc gây mất tập trung ở trẻ. Đó là việc tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi con còn rất nhỏ như: vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, vừa nói chuyện… Cha mẹ không biết rằng chính những việc làm đó đang vô tình rèn luyện cho trẻ sự thiếu tập trung không cần thiết.
Thực tế có thể thấy rằng, một số trẻ không thể tập trung do thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ mà phần lớn là do cha mẹ dù rằng những việc làm này đôi khi xuất phát từ những mục đích tốt như muốn con ăn ngoan hơn, muốn con ngồi ngoan… Phương pháp giáo dục này khiến trẻ hình thành thói quen không tập trung làm một việc từ đầu đến cuối và càng lớn sẽ càng khó cải thiện.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là tác nhân gây chứng mất tập trung ở trẻ. Đa số trẻ em đều rất thích ăn kẹo vậy nên cha mẹ thường cho bé ăn quá nhiều kẹo thay vì ăn cơm hay các thực phẩm tươi như rau xanh, trứng, sữa...Đặc biệt là sự thiếu hụt sắt. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng nghèo chất sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, giảm chú ý, làm mất tập trung và gây ra những vấn đề về trí nhớ. Tham khảo bài viết:
Trẻ em cần ngủ đủ giấc từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Bởi vì nếu không được ngủ đủ giấc các bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Điều này khiến trẻ uể oải, chán nản trong những giờ học, thậm chí còn kiến trí nhớ kém đi. Chính vì thế, ngày hôm sau trong giờ học bé có thể ngủ gật, không tập trung học bài được.
Chữa bệnh mất tập trung bằng phương pháp giáo dục
Ngoài việc chữa bệnh mất tập trung bằng thuốc, các em hoàn toàn có thể chữa bằng chính nguyên nhân gây ra căn bệnh này, đó chính là phương pháp giáo dục.Cha mẹ nên có phương pháp dạy trẻ tập trung học bài và rèn tính kỷ luật cho bé ngay từ nhỏ.
Để bé không cảm thấy áp lực trong học tập, cha mẹ không nên gò ép bé. Hàng ngày, cha mẹ không nên ép bé phải học nhanh, phải ngồi học trong một thời gian dài. Thực tế, tuổi bé còn nhỏ vẫn thích ham chơi. Vì vậy, cha mẹ nên tạo cho bé một không gian học tập thoải mái và nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu bé có quá mệt thì cũng nên thông cảm và động viên bé để bé có thể tiếp tục tập trung học bài.
Học cùng trẻ cũng là một trong những cách chữa bệnh mất tập trung. Thay vì để bé học một mình, cha mẹ nên cùng bé học, tìm hiểu và gợi ý hướng giải quyết vấn đề. Điều này sẽ khiến bé rất thích thú, hăng say và chú ý học hơn. Vì khi không hiểu bé có thể hỏi ngay cha mẹ của mình.
Với các bé bị mất tập trung, cha mẹ nên để các bé học trong một không gian yên tĩnh và tách biệt với các yếu tố gây xao nhãng. Một không gian yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp bé hoàn toàn sử dụng được sự tập trung của não bộ giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất. Có thể ban đầu trẻ cần phải học trong không gian yên tĩnh để nâng cao khả năng tập trung nhưng dần dần đạt đến độ tập trung cao thì trẻ vẫn có thể học bài trong môi trường nhiều tiếng ồn hơn.
Để rèn luyện đến mức độ tập trung, cha mẹ có thể cân nhắc việc cho trẻ theo học chương trình UCMAS. Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS có nguồn gốc từ Malaysia, là phương pháp rèn luyện não bộ toàn diện, nâng cao khả năng tư duy và tập trung cao độ thông qua công cụ bàn tính gảy để thực hiện các phép tính.
Chương trình UCMAS được chia thành hai gói liệu trình với các cấp độ học khác nhau, phù hợp dành cho học sinh lứa tuổi từ 4 - 14 và phù hợp với khả năng tư duy của trẻ theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Theo đó, trẻ sẽ cần có sự tập trung cao độ để trải nghiệm hai gói học này với các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Dần dần khả năng tập trung ở trẻ sẽ được cải thiện và phát triển toàn diện hơn.
VIDEO Các bé ở UCMAS thực hiện các phép tính nhanh chóng
Việc giúp bé tăng khả năng tập trung cũng cần được thực hiện một cách từ từ, bài bản và khoa học. Cha mẹ không nên vì cái lợi trước mắt mà yêu cầu các bé học vội vàng, hấp tấp, dẫn đến mất đi hiệu quả. Việc học các bài học hoặc thực hiện các phương pháp chữa bệnh mất tập trung ở trẻ cần được làm theo lộ trình.
Cha mẹ nên tìm cho các bé các phương pháp học tập hiệu quả để giúp các con nâng cao khả năng tập trung. Cha mẹ có thể tìm hiểu thông qua mạng Internet, từ bạn bè hoặc thầy cô uy tín. Việc tìm được các phương pháp học phù hợp sẽ giúp trẻ rút ngắn được thời gian rèn luyện hơn.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé chơi những trò chơi giúp trẻ tăng tập trung như: tưởng tượng một hình khối, nhìn hình đố vật, mê cung...Bên cạnh đó cha mẹ có thể cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, không lời...để bé cảm thấy hứng thú, tập trung học hơn.
Như đã nói, cha mẹ nên tìm cho bé những phương pháp học hiệu quả. Một gợi ý cho phương pháp học hiệu quả cha mẹ nên cho bé học chính là đến các trung tâm uy tín để chữa bệnh mất tập trung ở trẻ. Hiện nay có rất nhiều trung tâm được mở ra, vì vậy các bậc phụ huynh nên có sự cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng. Ở Việt Nam hiện nay, UCMAS Việt Nam và chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ UCMAS đang là điểm đến tin cậy để rèn luyện, cải thiện toàn diện bệnh mất tập trung ở trẻ.
Các bậc phụ huynh quan tâm đến phương pháp chữa bệnh mất tập trung ở trẻ của UCMAS có thể truy cập website https://ucmasvietnam.com/ hoặc gọi đến 0967868623 để được tư vấn cụ thể.
(Dân trí) - “Phần lớn các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, thậm chí cả bác sĩ cũng nhầm lẫn biểu hiện của bệnh khác với hội chứng tự kỷ. Trên thực tế, hàng vạn trẻ mới có một trẻ mắc chứng này. Hiện tượng trẻ tự kỷ tăng chỉ là… ảo”, TS Ngô Thanh Hồi chia sẻ. “Trước thông tin “trẻ tự kỷ đang gia tăng nhanh tại việt nam…”, gây hoang mang cho các bậc phụ huynh có con nhỏ, ai đưa con đến viện khám cũng nghi con mình bị tự kỷ. Hội chứng tự kỷ (HCTK) là bệnh trầm trọng, không có thuốc chữa nhưng rất may mắn lại vô cùng hiếm gặp. Trên thực tế, hàng vạn trẻ mới có một trẻ mắc hội chứng này. Do thiếu hiểu biết về bệnh nên cứ thấy con có biểu hiện bất thường về thần kinh thì cha mẹ trẻ phỏng đoán con tự kỷ. Trong số 400 bệnh nhân (đa phần là trẻ em) đang điều trị tại viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, chỉ có 5 cháu mắc HCTK. Số còn lại mắc các bệnh như: tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí khôn, động kinh, bại não…”, TS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, cho biết.
Tự kỷ là bệnh không thể chữa khỏi nhưng vô cùng hiếm gặp
Đưa cậu con trai gần 2 tuổi đến viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương khám, chị Phương Nhung (Quảng Ninh) mới biết con mắc bệnh tăng động giảm chú ý, chứ không phải mắc HCTK như một số nơi đã kết luận. Chị Nhung kể: “Cháu nghịch lắm, chạy nhảy suốt ngày không biết mệt, chỉ trừ lúc ngủ. Khi chơi với bạn, cháu không biết nhường nhịn và dễ cáu giận, gây gổ. Cháu thích gì là làm đấy, có lần trượt trên tay vịn cầu thang ngã phải khâu 7 mũi. Vậy mà không biết sợ cứ nhìn thấy tay vịn là leo lên. Tôi cho cháu đi khám ở một số nơi thì bác sĩ nghi cháu mắc bệnh tự kỷ. Bản thân vợ chồng tôi cũng nghĩ con bị bệnh này, nên rất lo lắng. Nghe bác sĩ nói bệnh tăng động giảm chú ý có khả năng can thiệp được, dù thời gian điều trị sẽ lâu nhưng vẫn có hy vọng”. Khác với con chị Nhung, bé Bi - con trai chị Hoa (Bắc Ninh) đã hai tuổi rưỡi rồi vẫn chưa nói được. Bé thường thích chơi một mình, hay cáu giận, khóc nhè và không biết nghe lời… Vợ chồng chị nghi con bị tự kỷ nên đưa đi khám tìm hướng điều trị. Sau thăm khám và làm một số phương pháp loại trừ thì bé Bi được phát hiện bị điếc bẩm sinh. Chị Hoa cho biết: “Bác sĩ giải thích cho em là trẻ điếc bẩm sinh thì không có khẳ năng tiếp nhận âm thanh, do đó không nói được. Vì không giao tiếp với thế giới xung quanh nên trẻ bị cô lập, sống thu mình…”. Đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây HCTK ở trẻ. Số bé trai mắc bệnh cao gấp 4 lần bé gái. Để tránh nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh: Tăng động giảm chú ý, điếc bẩm sinh, động kinh, chậm phát triển trí khôn, bại não… các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số biểu hiện cụ thể của bệnh: - Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong giao tiếp xã hội (trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng ánh mắt, không có những giao tiếp không lời bằng những cử chỉ cơ thể). Tình cảm rất hạn chế, ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh. - 40% trẻ tự kỷ không nói được, số còn lại chậm hoặc nói ngọng. Có trẻ biết nói nhưng chỉ được vài câu như "bà", "mẹ"... còn lại là im lặng. Những trẻ này không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ. - Trẻ tự kỷ chỉ thích chơi một mình (sống trong thế giới riêng), không đa dạng trong cách chọn trò chơi, thích chơi theo một mô típ. Kỹ năng chơi hạn chế, lặp đi lặp lại một động tác. 99% trẻ tự kỷ xem quá nhiều các chương trình quảng cáo trên ti vi, tay chân hay vê xoắn, hoặc đi vòng quanh không có mục đích. Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi khuyến cáo, HCTK là bệnh không thể chữa khỏi nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì vẫn có cơ hội giao tiếp bằng lời nói (30%). Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện trên nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh như: Viện Nhi TƯ, Viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương.
Nhóm nguy cơ cao mắc hội chứng tự kỷ
Tổn thương não thực thể: Có thể xảy ra trước khi sinh do bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai; xảy ra trong khi sinh (như trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân) hoặc sau sinh (trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở ô xy...). Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn Di truyền (gen): Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của HCTK. Môi trường: Có thể do ô nhiễm môi trường như hoá chất, bụi khói... Lối sống: Trẻ thiếu sự quan tâm của bố mẹ phải ở với người giúp việc (đa số thời gian trong ngày). Trẻ không được giao tiếp ra bên ngoài mà chỉ ở nhà xem ti vi...
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Chào bác sĩ. Con em đã năm nay 10 tuổi, 30 tháng bé mới nói được. Trước đó em cho con khám và bác sĩ nói bị tăng động giảm tập trung nhẹ. Sau khi con nói được, đi học viết đọc bình thường em khá chủ quan.
Gần 2 tháng nay cháu biểu hiện lạ: hay cãi lại, lý sự. Theo như em tìm hiểu thì bé có những triệu chứng tự kỷ nhẹ như: đọc hiểu logic câu văn kém, câu từ nói không được gãy góc và hay hỏi bâng quơ đan xen chủ đề đang nói. Chơi trò chơi tập thể khá chậm, đặc biệt rất sợ bị bỏ rơi đến mức hay nói ra. Dễ tổn thương và cáu giận, rất để ý việc có được bố mẹ quan tâm hay không. Quý hay thích ai có thể nói ngay ra miệng và nhiều khi không phân biệt được đâu là đùa, tại sao lại đùa và đùa như thế nào. Em sợ cứ kéo dài nguy hiểm. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé 10 tuổi có những biểu hiện của bệnh tự kỷ nhẹ nên xử lý như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều.
Chào bạn. Bác sĩ xin giải đáp câu hỏi: “Bé 10 tuổi có những biểu hiện của bệnh tự kỷ nhẹ nên xử lý như thế nào?” của bạn như sau:
Hiện nay, bé nhà em có một số biểu hiện như ít tập trung chú ý, hay cáu giận, rất để ý việc có được bố mẹ quan tâm hay không. Các vấn đề tâm lý tâm thần ở trẻ em không chỉ bao gồm tự kỷ, chậm nói mà còn các vấn đề tâm lý học đường, các khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp, các stress tâm lý.
Để có thể hỗ trợ được cho trẻ thì chúng tôi cần thăm khám và chẩn đoán xác định tình trạng của trẻ. Từ đó đưa ra các tư vấn và cách điều trị tự kỷ ở trẻ em phù hợp. Việc phát hiện sớm các vấn đề tâm lý của trẻ từ đó có những can thiệp sớm và phù hợp là rất quan trọng.
Vì vậy, bạn nên đưa trẻ tới Phòng khám tâm lý tại cơ sở Y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám và tư vấn.
Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Vinmec có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Vinmec có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh, trị liệu tâm lý hỗ trợ trẻ tốt nhất.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Vinmec. Trân trọng!
Được giải đáp bởi Bác sĩ Bùi Thị Hằng - Bác sĩ nhi - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.